Văn hào nổi tiếng thế giới với kỷ lục 8 lần vượt ngục kịch tính

Trước khi trở thành văn hào nổi tiếng thế giới, Henri Charrìere là một tên tội phạm khét tiếng từng phạm tội trộm cắp, phá két sắt...Thậm chí, ông bị kết tội giết người. Ông đã 8 lần vượt ngục ly kỳ như trong phim.

Sinh năm 1906 tại Saint-Étienne-de-Lugdarès, Pháp, Henri Charrìere là văn hào nổi tiếng thế giới nhờ tác phẩm "Papillon - Người tù khổ sai" được xuất bản năm 1969. Tác phẩm này trở thành hiện tượng thời bấy giờ khi bán được 15 triệu bản. Trước khi trở thành văn hào thành công với một tác phẩm duy nhất, Charrìere có cuộc đời đầy "sóng gió" khi phải đối mặt với nhiều biến cố lớn bao gồm 8 lần vượt ngục.

Sinh năm 1906 tại Saint-Étienne-de-Lugdarès, Pháp, Henri Charrìere là văn hào nổi tiếng thế giới nhờ tác phẩm "Papillon - Người tù khổ sai" được xuất bản năm 1969. Tác phẩm này trở thành hiện tượng thời bấy giờ khi bán được 15 triệu bản. Trước khi trở thành văn hào thành công với một tác phẩm duy nhất, Charrìere có cuộc đời đầy "sóng gió" khi phải đối mặt với nhiều biến cố lớn bao gồm 8 lần vượt ngục.

Cụ thể, vào năm 1916, Charrìere mồ côi cha mẹ. Theo đó, ông được các chị gái chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau 2 năm phục vụ trong hải quân Pháp, ông có nhiều hình xăm trên cơ thể. Trong số này có hình xăm con bướm trên ngực, tượng trưng cho tự do.

Cụ thể, vào năm 1916, Charrìere mồ côi cha mẹ. Theo đó, ông được các chị gái chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau 2 năm phục vụ trong hải quân Pháp, ông có nhiều hình xăm trên cơ thể. Trong số này có hình xăm con bướm trên ngực, tượng trưng cho tự do.

Sau đó, ông Charrìere cưới vợ và có một con gái. Một thời gian sau, ông bước chân vào thế giới ngầm Paris. Ban đầu, ông thực hiện các vụ trộm cắp và phá két sắt. Giới xã hội đen gọi ông bí danh là Papillon (trong tiếng Pháp nghĩa là con bướm) do hình xăm lớn trên ngực của ông. Mặc dù là một tên tội phạm nhưng Charrìere luôn ăn mặc lịch lãm như quý ông. Ông giấu diếm vợ con về công việc thực sự ở thế giới ngầm.

Sau đó, ông Charrìere cưới vợ và có một con gái. Một thời gian sau, ông bước chân vào thế giới ngầm Paris. Ban đầu, ông thực hiện các vụ trộm cắp và phá két sắt. Giới xã hội đen gọi ông bí danh là Papillon (trong tiếng Pháp nghĩa là con bướm) do hình xăm lớn trên ngực của ông. Mặc dù là một tên tội phạm nhưng Charrìere luôn ăn mặc lịch lãm như quý ông. Ông giấu diếm vợ con về công việc thực sự ở thế giới ngầm.

Vào năm 1931, Charrìere bị buộc tội giết chết một "ma cô". Dù cảnh sát không đưa ra bất kỳ bằng chứng vật chất nào chứng minh Charrìere đã giết người nhưng cuối cùng chỉ với tuyên bố có "thông tin bí mật" chứng minh có tội" của cảnh sát mà tòa tuyên án Charrìere tù chung thân và 10 năm lao động khổ sai.

Vào năm 1931, Charrìere bị buộc tội giết chết một "ma cô". Dù cảnh sát không đưa ra bất kỳ bằng chứng vật chất nào chứng minh Charrìere đã giết người nhưng cuối cùng chỉ với tuyên bố có "thông tin bí mật" chứng minh có tội" của cảnh sát mà tòa tuyên án Charrìere tù chung thân và 10 năm lao động khổ sai.

Sau khi tòa tuyên án, Charrìere được đưa tới nhà tù Saint Laurent du Maroni trên hòn đảo nhiệt đới ở Guiana thuộc Pháp. Trong thời gian thụ án tù, ông đã 8 lần vượt ngục. Lần vượt ngục đầu tiên là vào ngày 29/11/1933. Khi ấy, Charrìere đào thoát thành công khỏi bệnh xá ở nhà tù cùng với 2 tù nhân khác. Ba phạm nhân đi dọc theo bờ biển qua Trinidad và Curaçao để đến Colombia.

Sau khi tòa tuyên án, Charrìere được đưa tới nhà tù Saint Laurent du Maroni trên hòn đảo nhiệt đới ở Guiana thuộc Pháp. Trong thời gian thụ án tù, ông đã 8 lần vượt ngục. Lần vượt ngục đầu tiên là vào ngày 29/11/1933. Khi ấy, Charrìere đào thoát thành công khỏi bệnh xá ở nhà tù cùng với 2 tù nhân khác. Ba phạm nhân đi dọc theo bờ biển qua Trinidad và Curaçao để đến Colombia.

Tuy nhiên, do thời tiết xấu khiến 3 tù nhân này không thể rời khỏi bờ biển Colombia. Sau đó, họ bị bắt trở lại nhà tù. Trong 11 năm tiếp theo, Charrìere thực hiện thêm 7 vụ vượt ngục. Dù thất bại nhưng ông vẫn thực hiện đào tẩu hết lần này đến lần khác cho đến khi thành công.

Tuy nhiên, do thời tiết xấu khiến 3 tù nhân này không thể rời khỏi bờ biển Colombia. Sau đó, họ bị bắt trở lại nhà tù. Trong 11 năm tiếp theo, Charrìere thực hiện thêm 7 vụ vượt ngục. Dù thất bại nhưng ông vẫn thực hiện đào tẩu hết lần này đến lần khác cho đến khi thành công.

Vào năm 1944, Charrìere bị đưa đến Đảo Quỷ. Trong thời gian thụ án tại đây, ông qun sát và lên kế hoạch đào tẩu bằng cách thả mình xuống biển từ vách đá. Ông quan quan sát kỹ những con sóng biển và khóa huấn luyện hải quân khi còn đi lính. Nhờ vậy, ông phát hiện con sóng ở nhịp thứ 7 lớn nhất so với những con khác, và có thể đủ mạnh để đẩy mình ra xa hòn đảo.

Vào năm 1944, Charrìere bị đưa đến Đảo Quỷ. Trong thời gian thụ án tại đây, ông qun sát và lên kế hoạch đào tẩu bằng cách thả mình xuống biển từ vách đá. Ông quan quan sát kỹ những con sóng biển và khóa huấn luyện hải quân khi còn đi lính. Nhờ vậy, ông phát hiện con sóng ở nhịp thứ 7 lớn nhất so với những con khác, và có thể đủ mạnh để đẩy mình ra xa hòn đảo.

Sau khi đã có kế hoạch hoàn chính, Charrìere rủ một bạn tù cùng vượt ngục. Họ đào tẩu, lênh đên trên biển 4 ngày 3 đêm trên những chiếc túi đựng đầy dừa khô. Tuy nhiên, bạn tù của Charrìere chết đuối do bị sóng cuốn khi cách bờ biển Guyana hơn 200m. Charrìere may mắn hơn khi đến được bờ an toàn. Theo đó, lần vượt ngục thứ 8 của ông thành công.

Sau khi đã có kế hoạch hoàn chính, Charrìere rủ một bạn tù cùng vượt ngục. Họ đào tẩu, lênh đên trên biển 4 ngày 3 đêm trên những chiếc túi đựng đầy dừa khô. Tuy nhiên, bạn tù của Charrìere chết đuối do bị sóng cuốn khi cách bờ biển Guyana hơn 200m. Charrìere may mắn hơn khi đến được bờ an toàn. Theo đó, lần vượt ngục thứ 8 của ông thành công.

Khi được tự do, Charrìere đến Venezuela bắt đầu cuộc sống mới bằng nghề đào vàng, khai thác dầu mỏ và buôn ngọc trai. Tại vùng đất mới, ông kết hôn và trở thành công dân Venezuela.

Khi được tự do, Charrìere đến Venezuela bắt đầu cuộc sống mới bằng nghề đào vàng, khai thác dầu mỏ và buôn ngọc trai. Tại vùng đất mới, ông kết hôn và trở thành công dân Venezuela.

Khi 62 tuổi, Charrìere nảy ra ý tướng viết sách về cuộc đời của mình. Theo đó, cuốn hồi ký "Papillon" ra đời và được ông giới thiệu chứa "75% sự thật cuộc đời". Chính phủ Pháp ân xá cho ông vào năm 1970 để ông có thể trở về Paris quảng bá cuốn sách. Theo đó, cuốn "Papillon" trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới do cựu tù nhân viết.

Khi 62 tuổi, Charrìere nảy ra ý tướng viết sách về cuộc đời của mình. Theo đó, cuốn hồi ký "Papillon" ra đời và được ông giới thiệu chứa "75% sự thật cuộc đời". Chính phủ Pháp ân xá cho ông vào năm 1970 để ông có thể trở về Paris quảng bá cuốn sách. Theo đó, cuốn "Papillon" trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới do cựu tù nhân viết.

Mời độc giả xem video: Kẻ vượt ngục Triệu Quân Sự giết người vì mê chơi game. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/van-hao-noi-tieng-the-gioi-voi-ky-luc-8-lan-vuot-nguc-kich-tinh-1781931.html