Vẫn là nỗi lo chó thả rông

Thời gian qua, trên địa bàn trong và ngoài tỉnh vẫn xảy ra những vụ bị thương và tử vong thương tâm do bị chó thả rông cắn. Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 1.500 trường hợp đến tiêm phòng bệnh dại do bị chó cắn, trong đó chủ yếu là trẻ em. Đáng lo ngại hơn là hiện nay vẫn còn nhiều gia đình nuôi chó nhưng không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đúng định kỳ, thực hiện thả rông chó, dẫn đến nguy cơ dễ phát sinh lây lan bệnh dại và gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Hiện tượng chó thả rông ngoài đường không đeo rọ mõm vẫn xuất hiện thường xuyên.Ảnh: Minh họa

Tại khoa Ngoại nhi, Bệnh viện Sản - Nhitỉnh, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận điều trị cho hơn 40 trường hợp trẻ em bịchó cắn, trong đó đa số các ca đều bị tổn thương nặng phần mềm. Tiêu biểu nhưtrường hợp 3 mẹ con trong một gia đình tại thị trấn Thiên Tôn bị một con chónặng vài chục kg lao vào cắn tại Sân vận động xã Ninh Mỹ vào tháng 7 vừa quakhiến nhiều người chứng kiến vụ việc không khỏi khiếp vía. Con chó này khi đira ngoài dạo chơi cùng chủ không được rọ mõm, không hiểu sao khi gặp bé gái laovào cắn, mặc người chủ đe nẹt không nghe lời, tiếp tục cắn thêm một bé gái nữa,khi người mẹ lao vào cứu tiếp tục cắn tay thêm người mẹ.

Đến khi được sự trợgiúp của nhiều người, con chó mới nhả người đang cắn ra để đưa đi cấp cứu.Người mẹ cho biết, các con chị thực sự sợ hãi và đau đớn. Những ngày điều trịtrong bệnh viện, các cháu liên tục kêu khóc vì đau đớn và trong giấc ngủ luôngiật mình kinh hãi.

Bác sỹ Đinh Văn Duy, Phó Trưởng khoaNgoại nhi, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh cho biết: Vào mùa hè, đặc biệt trong nhữngngày tháng nghỉ hè, số trẻ nhập viện do tai nạn thương tích, trong đó do chócắn chiếm tỷ lệ cao nhất. Riêng trong 3 tháng hè, tại khoa đã tiếp nhận trên 30ca trẻ em bị chó cắn, trong đó có những ca bệnh nặng phải chuyển tuyến trênđiều trị.

Với những trường hợp bị chó cắn, chúng tôi nhanh chóng xử trí theoquy đình điều trị, đồng thời tư vấn, hướng dẫn các gia đình cần thực hiện tiêmphòng phơi nhiễm bệnh dại cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tránhtrường hợp chó bị dại do không được tiêm phòng hoặc không biết nguồn gốc chó đểtheo dõi sau cắn, sẽ để lại hệ lụy đáng tiếc cho trẻ.

Tại Phòng Tiêm chủng vắc xin, Trung tâmKiểm soát bệnh tật tỉnh, mỗi tháng Trung tâm tiếp nhận từ 150-160 trường hợpđến tiêm phòng phơi nhiễm bệnh dại do chó, một số ít do mèo cắn, có những ngàycao điểm có từ 60-70 người đến tiêm phòng. Điều đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em dươí15 tuổi chiếm trên 30% và những vết thương được các bác sỹ đánh giá nặng vànguy hiểm hơn so với các năm vì chủ yếu ở vùng mặt, đầu.

Bác sỹ Trần Văn Thiện,Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chobiết: Bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao tới 99,9%, do vậy, khi bị chó, mèo cắn, mọingười cần tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt. Người dân có thể yên tâmtiêm vắc xin mà không phải lo lắng về các phản ứng phụ của thuốc.

Thực tế hiệnnay vẫn còn một số người cho rằng, vắc xin dại độc hại cho sức khỏe, nhưng đólà suy nghĩ không đúng, bởi vắc xin dại cũng là để phòng bệnh như các loại vắcxin khác, tính an toàn được tổ chức y tế thế giới công nhận, ở nhiều quốc gia,do đó người dân nên chủ động tiêm phòng dại như các loại vắc xin khác (tiêm khichưa bị phơi nhiễm). Điều đáng ghi nhận là tỷ lệ tử vong do chó cắn hàng nămgiảm, nguyên nhân là do nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, hầu hếtngười dân khi bị chó cắn đã thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng.

Thực trạng hiện nay các động vật nuôi còn thả rông thiếu sự quản lý dẫnđến số người bị động vật nghi dại cắn gây thương tích còn khá lớn. Mặc dù Nghịđịnh 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định về việc quy định về việc xử phạtngười nuôi chó không rọ mõm, không xích khóa đã được ban hành và có hiệu lực.

Nhưng thực tế ý thức chấp hành của người dân còn rất thấp, việc quản lý hay ápdụng các chế tài xử phạt người vi phạm của các cấp có thẩm quyền vẫn còn gặpnhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trước thực trạng số người bịđộng vật nghi dại cắn có chiều hướng gia tăng, người dân cần thực hiện nghiêmtúc các quy định trong chăn nuôi, tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các mũi cho vậtnuôi, đồng thời khi không may bị chó, mèo cắn, cần đến ngay các cơ sở y tế đểđược xử lý, điều trị kịp thời.

Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/van-la-noi-lo-cho-tha-rong-20190913090221668p3c24.htm