Văn phòng vốn không phải chỗ vui chơi

Niềm vui khi thư giãn với đồng nghiệp không có gì là xấu. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy thích thú và thỏa mãn hơn nếu đạt kết quả tốt trong công việc hay tìm thấy cơ hội phát triển.

 Cơ hội phát triển và kết quả của công việc sẽ mang lại cả niềm vui và cảm giác thỏa mãn. Ảnh minh họa: Tima Miroshnichenko/Pexels.

Cơ hội phát triển và kết quả của công việc sẽ mang lại cả niềm vui và cảm giác thỏa mãn. Ảnh minh họa: Tima Miroshnichenko/Pexels.

Tạo dựng bầu không khí vui vẻ, náo nhiệt vốn không phải điều ưu tiên ở nơi làm việc, theo Fast Company.

Tất nhiên, việc giải trí ở công ty không có gì là xấu. Một môi trường làm việc tích cực có thể giúp nhân viên cảm thấy hứng khởi và dễ hòa nhập hơn, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác, sáng tạo.

Tuy vậy, những tràng cười nói thường chỉ là một vài khoảnh khắc thoáng qua, ví dụ như khi đồng nghiệp kể chuyện phiếm hay phút giây ngẫu hứng trong cuộc họp.

Do đó, thay vì tìm kiếm niềm vui nhất thời, bạn cần tập trung vào những giá trị tinh thần bền bỉ khác để tạo cơ hội phát triển tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

 Công việc có ý nghĩa, mục đích sẽ mang đến niềm vui và động lực. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Công việc có ý nghĩa, mục đích sẽ mang đến niềm vui và động lực. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Niềm vui từ công việc

Tại công sở, những giây phút tán gẫu, thư giãn với đồng nghiệp mang lại nhiều tiếng cười. Tuy vậy, việc thỏa mãn, hài lòng với công việc chắc chắn sẽ khiến bạn vui thích nhiều hơn.

Ví dụ, khi bạn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Công việc này có lẽ không thú vị, song những ý nghĩa tích cực mà nó mang lại sẽ có tác động sâu sắc đến bạn cũng như cộng đồng.

 Giải quyết bất đồng sẽ giúp công việc có bước tiến mới, đồng thời gắn kết các thành viên trong nhóm. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Giải quyết bất đồng sẽ giúp công việc có bước tiến mới, đồng thời gắn kết các thành viên trong nhóm. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Niềm vui từ hóa giải bất đồng

Mâu thuẫn có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận, đội nhóm nào. Điều này khiến mỗi nhân sự đều cảm thấy mệt mỏi, bí bách và khó có thể hợp tác trơn tru.

Nhưng cũng chính những lúc bất đồng như vậy lại là cơ hội để bạn mạnh dạn đứng lên xử lý.

Theo nhiều chuyên gia, thời điểm tháo gỡ được bất hòa cho cá nhân hoặc tập thể cũng chính là lúc chúng ta tìm thấy sự sáng tạo, niềm cảm hứng mới. Tinh thần tích cực sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn.

 Bạn không nên tránh né những nhiệm vụ khó khăn, kém hấp dẫn. Ảnh minh họa: Yan Krukau/Pexels.

Bạn không nên tránh né những nhiệm vụ khó khăn, kém hấp dẫn. Ảnh minh họa: Yan Krukau/Pexels.

Niềm vui từ hiệu quả công việc

Thay vì tìm kiếm niềm vui trong quá trình, nhân sự nên tập trung vào hiệu quả của công việc, đặc biệt là khi thực hiện những nhiệm vụ khó khăn như ra mắt sản phẩm mới hay đối phó với những khách hàng khó tính.

Việc đạt được kết quả tuyệt vời sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui lớn lao. Đó là khi bạn hiểu được nỗ lực của mình không vô nghĩa, được thể hiện rõ ràng thông qua hiệu quả cuối cùng.

 Niềm vui trong công việc có thể đến từ những cơ hội phát triển. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels.

Niềm vui trong công việc có thể đến từ những cơ hội phát triển. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels.

Niềm vui từ cơ hội phát triển

Những cơ hội phát triển cũng mang lại niềm vui khi bạn học được kiến thức và kỹ năng mới.

Trong quá trình này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản vì một bài thuyết trình không tốt như mong đợi hoặc bảng đánh giá thành tích cá nhân chưa xuất sắc.

Khi ấy, hãy lắng nghe cả ý kiến tích cực lẫn tiêu cực để vượt qua và cải thiện cách làm việc của bản thân.

 Đồng cảm, sẻ chia sẽ giúp bạn có những mối quan hệ chất lượng ở nơi làm việc. Ảnh minh họa: Polina Zimmerman/Pexels.

Đồng cảm, sẻ chia sẽ giúp bạn có những mối quan hệ chất lượng ở nơi làm việc. Ảnh minh họa: Polina Zimmerman/Pexels.

Niềm vui từ sự đồng cảm với đồng nghiệp

Kết bạn ở nơi làm việc có thể khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ. Tuy nhiên, xây dựng các mối quan hệ chất lượng quan trọng hơn số lượng. Sẽ thật tốt nếu như bạn có được những người bạn chân thành tại công sở.

Theo đó, nếu đồng nghiệp đang gặp căng thẳng, bạn nên lắng nghe họ, bày tỏ sự đồng cảm và hỗ trợ nếu cần. Điều này sẽ giúp công ty có một nền văn hóa được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và quan tâm.

Bích Ngọc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/van-phong-von-khong-phai-cho-vui-choi-post1420419.html