Vẻ đẹp của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Theo kế hoạch, bảo tàng sẽ mở cửa đón người dân tham quan từ tháng 11 tới và miễn phí toàn bộ vé trong 2 tháng.

Dự án Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nằm sát mặt Đại lộ Thăng Long do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chủ đầu tư. Kiến trúc bảo tàng bắt nguồn từ khái niệm "Trời, Đất và Biển", thể hiện cho 3 lực lượng chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Dự án Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nằm sát mặt Đại lộ Thăng Long do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chủ đầu tư. Kiến trúc bảo tàng bắt nguồn từ khái niệm "Trời, Đất và Biển", thể hiện cho 3 lực lượng chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đây là dự án đặc biệt, được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 74ha. Tháp Chiến thắng là điểm nhấn phía bên ngoài bảo tàng với chiều cao 45m, đây là con số đại diện cho năm 1945 Việt Nam giành độc lập dân tộc. Phần trên cùng của ngọn tháp cắt vát 60 độ, tạo hình ngôi sao 5 cánh trên đỉnh, các ngôi sao được xếp chồng chồng lớp lớp như vươn mãi tới trời xanh. Phần đế tháp có hình ngũ giác đại diện cho 5 giai cấp gồm: trí thức, nông dân, công nhân, doanh nhân và quân nhân.

Đây là dự án đặc biệt, được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 74ha. Tháp Chiến thắng là điểm nhấn phía bên ngoài bảo tàng với chiều cao 45m, đây là con số đại diện cho năm 1945 Việt Nam giành độc lập dân tộc. Phần trên cùng của ngọn tháp cắt vát 60 độ, tạo hình ngôi sao 5 cánh trên đỉnh, các ngôi sao được xếp chồng chồng lớp lớp như vươn mãi tới trời xanh. Phần đế tháp có hình ngũ giác đại diện cho 5 giai cấp gồm: trí thức, nông dân, công nhân, doanh nhân và quân nhân.

Trải qua 28 tháng triển khai thi công, bảo tàng đã hoàn thiện giai đoạn 1 và hoàn thiện phần trưng bày trước khi chính thức mở cửa đón công chúng vào tham quan từ ngày 1/11.

Trải qua 28 tháng triển khai thi công, bảo tàng đã hoàn thiện giai đoạn 1 và hoàn thiện phần trưng bày trước khi chính thức mở cửa đón công chúng vào tham quan từ ngày 1/11.

Phía trước tòa nhà trung tâm, bên trái trưng bày những vũ khí, trang bị của quân đội Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược.

Phía trước tòa nhà trung tâm, bên trái trưng bày những vũ khí, trang bị của quân đội Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược.

Trong khi đó, phía bên phải trưng bày những loại vũ khí của quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bị quân và dân ta thu giữ.

Trong khi đó, phía bên phải trưng bày những loại vũ khí của quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bị quân và dân ta thu giữ.

Bước vào bên trong bảo tàng được sắp đặt một cách khoa học với nhiều vật phẩm có giá trị lịch sử.

Bước vào bên trong bảo tàng được sắp đặt một cách khoa học với nhiều vật phẩm có giá trị lịch sử.

Nổi bật bên trong bảo tàng là máy bay tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324 được treo lên trên cao. MiG-21 mang trên mình 14 ngôi sao đỏ, tượng trưng cho 14 lần chiếc máy bay này bắn rơi máy bay của không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 - 1967.

Nổi bật bên trong bảo tàng là máy bay tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324 được treo lên trên cao. MiG-21 mang trên mình 14 ngôi sao đỏ, tượng trưng cho 14 lần chiếc máy bay này bắn rơi máy bay của không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 - 1967.

Dự án bảo tàng hoàn thành bao gồm hệ thống trưng bày trong nhà và ngoài nhà.

Dự án bảo tàng hoàn thành bao gồm hệ thống trưng bày trong nhà và ngoài nhà.

Trong đó có 6 chủ đề tiến trình lịch sử, 8 chuyên đề, 7 bộ sưu tập và 12 chuyên ngành quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hình ảnh là một phần không gian thu nhỏ của trận địa cọc Bạch Đằng.

Trong đó có 6 chủ đề tiến trình lịch sử, 8 chuyên đề, 7 bộ sưu tập và 12 chuyên ngành quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hình ảnh là một phần không gian thu nhỏ của trận địa cọc Bạch Đằng.

Bảo tàng còn ứng dụng công nghệ hỗ trợ tạo cảm giác chân thực với người xem như sa bàn mapping, hệ thống màn hình tra cứu, phim tư liệu...

Bảo tàng còn ứng dụng công nghệ hỗ trợ tạo cảm giác chân thực với người xem như sa bàn mapping, hệ thống màn hình tra cứu, phim tư liệu...

Không gian rộng rãi và khoa học giúp người dân tới tham quan thuận tiện trong việc tìm hiểu.

Không gian rộng rãi và khoa học giúp người dân tới tham quan thuận tiện trong việc tìm hiểu.

Các hiện vật lịch sử được sắp đặt theo chủ đề, thời gian.

Các hiện vật lịch sử được sắp đặt theo chủ đề, thời gian.

Được biết, bảo tàng đã xây dựng hơn 60 clip, tư liệu bổ trợ cho từng chiến dịch, từng trận đánh để du khách cảm nhận rõ, tiếp cận một cách dễ hơn.

Được biết, bảo tàng đã xây dựng hơn 60 clip, tư liệu bổ trợ cho từng chiến dịch, từng trận đánh để du khách cảm nhận rõ, tiếp cận một cách dễ hơn.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là công trình quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là công trình quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Ngoài ra, bảo tàng cũng hướng đến 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Ngoài ra, bảo tàng cũng hướng đến 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Dự kiến, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón người dân và đông đảo du khách tới tham quan từ ngày 1/11.

Dự kiến, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón người dân và đông đảo du khách tới tham quan từ ngày 1/11.

Bên cạnh đó, bảo tàng sẽ miễn phí toàn bộ vé vào cửa trong 2 tháng đầu tiên.

Bên cạnh đó, bảo tàng sẽ miễn phí toàn bộ vé vào cửa trong 2 tháng đầu tiên.

Ngọc Tú

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/ve-dep-cua-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-sap-mo-cua-don-khach.html