Vẻ đẹp loài bướm khế quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

Bướm khế là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Đây là một trong những loài bướm lớn nhất thế giới với chiều dài sải cánh từ 25 - 30 cm và có màu sắc ấn tượng.

Có tên khoa học Attacus Atlas, bướm khế là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2 loài còn lại là: bướm đuôi dài và bướm phượng). Theo Sách Đỏ Việt Nam, cấp độ đe dọa đối với bướm khế được xếp ở mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp).

Có tên khoa học Attacus Atlas, bướm khế là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2 loài còn lại là: bướm đuôi dài và bướm phượng). Theo Sách Đỏ Việt Nam, cấp độ đe dọa đối với bướm khế được xếp ở mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp).

Attacus Atlas là một loài bướm đêm đặc hữu, sống chủ yếu ở rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi trên khắp Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Attacus Atlas là một loài bướm đêm đặc hữu, sống chủ yếu ở rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi trên khắp Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Loài bướm khế được nhà động vật học nổi tiếng Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên trong cuốn sách năm 1758.

Loài bướm khế được nhà động vật học nổi tiếng Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên trong cuốn sách năm 1758.

Khi bị đe dọa, con bướm đêm sẽ rơi xuống sàn và vỗ cánh bắt chước đầu rắn chuyển động để xua đuổi những kẻ săn mồi.

Khi bị đe dọa, con bướm đêm sẽ rơi xuống sàn và vỗ cánh bắt chước đầu rắn chuyển động để xua đuổi những kẻ săn mồi.

Bướm khế là một trong những loài bướm lớn nhất thế giới. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có thể đạt chiều dài sải cánh từ 25 - 30 cm.

Bướm khế là một trong những loài bướm lớn nhất thế giới. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có thể đạt chiều dài sải cánh từ 25 - 30 cm.

Bướm khế có vòi tiền đình rất ngắn. Chúng không ăn sau khi chui ra khỏi kén mà dựa vào việc tích trữ chất béo để lấy năng lượng.

Bướm khế có vòi tiền đình rất ngắn. Chúng không ăn sau khi chui ra khỏi kén mà dựa vào việc tích trữ chất béo để lấy năng lượng.

Do đó, mỗi lần cất cánh bay, bướm khế tốn rất nhiều năng lượng. Điều này khiến tuổi thọ của chúng rất ngắn, chủ yếu từ 1 - 2 tuần. Vậy nên, để sống thọ, chúng bay càng ít càng tốt.

Do đó, mỗi lần cất cánh bay, bướm khế tốn rất nhiều năng lượng. Điều này khiến tuổi thọ của chúng rất ngắn, chủ yếu từ 1 - 2 tuần. Vậy nên, để sống thọ, chúng bay càng ít càng tốt.

Cá thể bướm khế cái thường đợi một con đực đến để thụ tinh, đẻ trứng và chết. Con cái lớn hơn và nặng hơn đáng kể so với con đực.

Cá thể bướm khế cái thường đợi một con đực đến để thụ tinh, đẻ trứng và chết. Con cái lớn hơn và nặng hơn đáng kể so với con đực.

Loài bướm khế thường chọn các cây có lá tốt tươi đẻ trứng. Trứng bướm bằng hạt gạo tròn, trông như nụ hoa khế. Trứng nở ra sâu bướm màu xanh lục.

Loài bướm khế thường chọn các cây có lá tốt tươi đẻ trứng. Trứng bướm bằng hạt gạo tròn, trông như nụ hoa khế. Trứng nở ra sâu bướm màu xanh lục.

Sâu bướm chỉ ăn lá cây, không gây nguy hiểm cho người. Chúng đóng kén và nở ra thành bướm trong vòng 2 tháng. Khi trưởng thành, bướm khế có màu sắc nổi bật.

Sâu bướm chỉ ăn lá cây, không gây nguy hiểm cho người. Chúng đóng kén và nở ra thành bướm trong vòng 2 tháng. Khi trưởng thành, bướm khế có màu sắc nổi bật.

Mời độc giả xem video: Chùm ảnh siêu đáng yêu về khoảnh khắc mới chào đời của động vật.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ve-dep-loai-buom-khe-quy-hiem-co-ten-trong-sach-do-viet-nam-1910330.html