Về làng Chuông trải nghiệm nghề làm nón lá trăm năm tuổi

Nằm tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, làng Chuông từ lâu đã nổi danh với nghề làm nón lá - biểu tượng văn hóa gắn liền với đời sống của người Việt.

Trang thông tin Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hà Nội cho biết làng nghề nón Chuông có lịch sử hơn 300 năm, xuất phát từ đâu thì người làng Chuông hiện giờ không ai biết. Đến nay, ngôi làng nhỏ bên dòng sông Đáy vẫn gìn giữ được nghề truyền thống của cha ông. Ảnh: Bảo Ân

Trang thông tin Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hà Nội cho biết làng nghề nón Chuông có lịch sử hơn 300 năm, xuất phát từ đâu thì người làng Chuông hiện giờ không ai biết. Đến nay, ngôi làng nhỏ bên dòng sông Đáy vẫn gìn giữ được nghề truyền thống của cha ông. Ảnh: Bảo Ân

Theo báo Điện tử Chính phủ, trước đây, làng sản xuất nhiều loại nón truyền thống phục vụ cho từng tầng lớp trong xã hội. Nón ba tầm dành cho các cô gái; nón nhô, nón dấu và nón chóp dành cho nam giới, đặc biệt là những người đàn ông sang trọng. Ảnh: Bảo Ân

Theo báo Điện tử Chính phủ, trước đây, làng sản xuất nhiều loại nón truyền thống phục vụ cho từng tầng lớp trong xã hội. Nón ba tầm dành cho các cô gái; nón nhô, nón dấu và nón chóp dành cho nam giới, đặc biệt là những người đàn ông sang trọng. Ảnh: Bảo Ân

Trong giai đoạn phát triển rực rỡ, làng Chuông trở thành nơi cung cấp các loại nón đặc trưng như nón quai thao và nón lá già ghép sống. Nón quai thao thường được người cao tuổi sử dụng khi đi chùa chiền, trong khi nón lá già ghép sống lại được phụ nữ nông thôn ưa chuộng nhờ độ bền chắc, phù hợp với công việc đồng áng. Ảnh: Bảo Ân

Trong giai đoạn phát triển rực rỡ, làng Chuông trở thành nơi cung cấp các loại nón đặc trưng như nón quai thao và nón lá già ghép sống. Nón quai thao thường được người cao tuổi sử dụng khi đi chùa chiền, trong khi nón lá già ghép sống lại được phụ nữ nông thôn ưa chuộng nhờ độ bền chắc, phù hợp với công việc đồng áng. Ảnh: Bảo Ân

Trải qua hàng trăm năm, nghề làm nón tại làng Chuông không ngừng phát triển và được truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một trong những “cái nôi” của nghề nón lá. Ảnh: Bảo Ân

Trải qua hàng trăm năm, nghề làm nón tại làng Chuông không ngừng phát triển và được truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một trong những “cái nôi” của nghề nón lá. Ảnh: Bảo Ân

Nghề truyền thống này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề cổ. Ảnh: Bảo Ân

Nghề truyền thống này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề cổ. Ảnh: Bảo Ân

Chiếc nón lá tưởng chừng như đơn giản, nhưng để tạo ra một sản phẩm đẹp mắt đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm, kiên nhẫn và khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ. Ảnh: Bảo Ân

Chiếc nón lá tưởng chừng như đơn giản, nhưng để tạo ra một sản phẩm đẹp mắt đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm, kiên nhẫn và khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ. Ảnh: Bảo Ân

Những chiếc nón làng Chuông nổi tiếng bởi độ bền, chắc và được tiêu thụ rộng rãi khắp các vùng miền trong nước. Ảnh: Bảo Ân

Những chiếc nón làng Chuông nổi tiếng bởi độ bền, chắc và được tiêu thụ rộng rãi khắp các vùng miền trong nước. Ảnh: Bảo Ân

Không chỉ dừng lại ở sản phẩm truyền thống, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những mẫu nón nhỏ xinh dùng làm vật trang trí hoặc quà lưu niệm, tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian sống. Ảnh: Bảo Ân

Không chỉ dừng lại ở sản phẩm truyền thống, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những mẫu nón nhỏ xinh dùng làm vật trang trí hoặc quà lưu niệm, tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian sống. Ảnh: Bảo Ân

Du khách quốc tế đến thăm làng cũng thường trải nghiệm tự tay làm nón, cảm nhận sự kỳ công và tinh tế trong từng chiếc nón lá. Ảnh: Vương Lộc

Du khách quốc tế đến thăm làng cũng thường trải nghiệm tự tay làm nón, cảm nhận sự kỳ công và tinh tế trong từng chiếc nón lá. Ảnh: Vương Lộc

Người làng Chuông vẫn âm thầm, bền bỉ làm nón và lan tỏa vẻ đẹp truyền thống đến du khách. Ảnh: Vương Lộc

Người làng Chuông vẫn âm thầm, bền bỉ làm nón và lan tỏa vẻ đẹp truyền thống đến du khách. Ảnh: Vương Lộc

Đăng Huy Bảo Ân

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/ve-lang-chuong-trai-nghiem-nghe-lam-non-la-tram-nam-tuoi/