Về miền Kinh Bắc dự lễ hội làng Thổ Hà

Hội làng Thổ Hà (Bắc Giang) là sự kiện văn hóa được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 22 tháng Giêng. Hội làng Thổ Hà là dịp để tôn vinh Thành hoàng làng Thổ Hà và vị Sư tổ của nghề gốm là ông Đào Trí Tiến.

Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Kinh Bắc, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị thuộc về văn hóa Việt.

Lễ hội Thổ Hà là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn đối với vị sư tổ nghề Đào Trí Tiến người đã có công truyền nghề gốm cho nhân dân trong làng vào thế kỷ thứ XII. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Lễ hội Thổ Hà là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn đối với vị sư tổ nghề Đào Trí Tiến người đã có công truyền nghề gốm cho nhân dân trong làng vào thế kỷ thứ XII. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Từ sáng sớm 18/2 (21 tháng Giêng), tại một gia đình trong xóm 4, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, hàng chục người cả già trẻ lớn bé tất bật hóa trang chuẩn bị cho lễ rước hai năm mới có một lần. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Từ sáng sớm 18/2 (21 tháng Giêng), tại một gia đình trong xóm 4, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, hàng chục người cả già trẻ lớn bé tất bật hóa trang chuẩn bị cho lễ rước hai năm mới có một lần. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Anh Trịnh Đăng Dũng (xóm 4, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên) cảm thấy rất vinh dự khi có cơ duyên tham gia đoàn rước, vì đây là lễ hội lâu đời của làng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Anh Trịnh Đăng Dũng (xóm 4, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên) cảm thấy rất vinh dự khi có cơ duyên tham gia đoàn rước, vì đây là lễ hội lâu đời của làng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Trang phục của những người trong đoàn rước mang đậm phong cách tuồng cổ. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Trang phục của những người trong đoàn rước mang đậm phong cách tuồng cổ. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đoàn rước lễ bắt đầu vào lúc 10h sáng 18/2 (21 tháng Giêng). Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đoàn rước lễ bắt đầu vào lúc 10h sáng 18/2 (21 tháng Giêng). Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Lễ hội làng Thổ Hà bao gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức rất trọng thể, bài bản. Trong đó, lễ rước là điểm nổi bật trong hội làng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Lễ hội làng Thổ Hà bao gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức rất trọng thể, bài bản. Trong đó, lễ rước là điểm nổi bật trong hội làng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Trên mâm lễ vật dâng lên các vị thánh, thần có một con bê thui được phủ kín bằng vải lụa điều, ngoài ra còn có rất nhiều sản vật đặc trưng được các xóm, dòng họ, gia đình chăm chút chuẩn bị từ trước. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Trên mâm lễ vật dâng lên các vị thánh, thần có một con bê thui được phủ kín bằng vải lụa điều, ngoài ra còn có rất nhiều sản vật đặc trưng được các xóm, dòng họ, gia đình chăm chút chuẩn bị từ trước. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các tiết mục nhảy múa tạo không khí sôi động trên đường rước lễ từ miếu tới đình làng. Đoạn đường chỉ ngắn chưa tới 300m nhưng di chuyển mất gần 2 giờ đồng hồ mới tới nơi. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các tiết mục nhảy múa tạo không khí sôi động trên đường rước lễ từ miếu tới đình làng. Đoạn đường chỉ ngắn chưa tới 300m nhưng di chuyển mất gần 2 giờ đồng hồ mới tới nơi. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các cụ già và người dân đang ngồi đợi ở đình làng Thổ Hà chờ đoàn rước lễ về. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các cụ già và người dân đang ngồi đợi ở đình làng Thổ Hà chờ đoàn rước lễ về. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Với những giá trị văn hóa đặc sắc Lễ hội Thổ Hà được Nhà nước ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Với những giá trị văn hóa đặc sắc Lễ hội Thổ Hà được Nhà nước ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/ve-mien-kinh-bac-du-le-hoi-lang-tho-ha/364228.html