Về nơi khô hạn nhất

Vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đang bước vào cao điểm của mùa khô với nhiều tác động do thiếu nước, dẫn đến nguy cơ cháy rừng, sụt lún đất, gây thiệt hại hạ tầng giao thông... Với địa hình cao hơn, xã Khánh Bình Tây Bắc là địa phương bước vào khô hạn sớm nhất và hiện đang chịu thiệt hại nặng nề.

Hiện, tất cả các tuyến kênh trên địa bàn xã đã cạn kiệt nguồn nước, nhiều tuyến lộ bê tông bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Khánh Bình Tây Bắc cũng là địa phương có diện tích rừng nâng mức báo cháy lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) đầu tiên của tỉnh, hiện tại tất cả diện tích rừng trên địa bàn đang ở mức cảnh báo cháy cao nhất này.

Vườn, ruộng, rừng đang khô khốc, trời nóng hầm hập từ sáng sớm đến sụp tối; đường lộ thì liên tiếp sụt lún, sạt lở... Dù đã có sự chủ động trong ứng phó, ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại, tuy nhiên, với dự báo mùa khô sẽ còn kéo dài, hạn hán sẽ còn khốc liệt hơn, nhiều nguy cơ đang tiềm ẩn, xã Khánh Bình Tây Bắc đang gồng mình ứng phó với quyết tâm cao nhất.

Những con kênh lớn trên địa bàn ngày nào mênh mông nước, mà giờ chỉ còn lại lạch nước nhỏ tận đáy; những tuyến kênh nhỏ hơn thì đã khô cạn hoàn toàn.

Những con kênh lớn trên địa bàn ngày nào mênh mông nước, mà giờ chỉ còn lại lạch nước nhỏ tận đáy; những tuyến kênh nhỏ hơn thì đã khô cạn hoàn toàn.

Ông Bùi Chí Ngạn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc (áo trắng), cho biết, khô hạn đến sớm và diễn ra gay gắt, làm sụt lún, sạt lở lộ tại 30 vị trí, với chiều dài hơn 618 m, phần lớn là lộ bê tông. Tận dụng vật liệu tại chỗ, với sự chung tay của các tổ chức, đoàn thể, người dân đã tiến hành nhiều giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại. (Ảnh chụp tại bờ Tây, Tuyến 86, Ấp 1).

Ông Bùi Chí Ngạn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc (áo trắng), cho biết, khô hạn đến sớm và diễn ra gay gắt, làm sụt lún, sạt lở lộ tại 30 vị trí, với chiều dài hơn 618 m, phần lớn là lộ bê tông. Tận dụng vật liệu tại chỗ, với sự chung tay của các tổ chức, đoàn thể, người dân đã tiến hành nhiều giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại. (Ảnh chụp tại bờ Tây, Tuyến 86, Ấp 1).

Nhiều tuyến lộ đạt tiêu chí nông thôn mới đã bị phá hủy hoàn toàn mặt lộ, thiệt hại rất lớn về tài sản Nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi sinh hoạt, sản xuất của người dân. (Ảnh chụp tại bờ Ðông, Tuyến 88, Ấp 3).

Nhiều tuyến lộ đạt tiêu chí nông thôn mới đã bị phá hủy hoàn toàn mặt lộ, thiệt hại rất lớn về tài sản Nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi sinh hoạt, sản xuất của người dân. (Ảnh chụp tại bờ Ðông, Tuyến 88, Ấp 3).

Trên địa bàn xã có 525 ha rừng, chủ yếu là rừng tràm được trồng tại hộ gia đình, thuộc 3 ấp; có 3 thang trông canh lửa rừng và tất cả do người dân trực canh. “Hạn hán hoàn toàn, không sản xuất được để có thu nhập, trong khi đó trực canh lửa cả ngày nên lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cả về thức ăn, nước uống”, ông Nguyễn Minh Dương, cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc (bên phải), chia sẻ. (Ảnh chụp tại khu rừng 3 ha của hộ Dương Văn Ðạo, Ấp 2, đã khô khan cách nay gần 1 tháng).

Trên địa bàn xã có 525 ha rừng, chủ yếu là rừng tràm được trồng tại hộ gia đình, thuộc 3 ấp; có 3 thang trông canh lửa rừng và tất cả do người dân trực canh. “Hạn hán hoàn toàn, không sản xuất được để có thu nhập, trong khi đó trực canh lửa cả ngày nên lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cả về thức ăn, nước uống”, ông Nguyễn Minh Dương, cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc (bên phải), chia sẻ. (Ảnh chụp tại khu rừng 3 ha của hộ Dương Văn Ðạo, Ấp 2, đã khô khan cách nay gần 1 tháng).

Kiểm lâm địa bàn Nguyễn Minh Dương kiểm tra thiết bị chữa cháy lưu động được bố trí tại ông Phan Minh Khởi, Ấp 3 nhằm chủ động hơn trong xử lý tình huống khi có sự cố cháy, nhất là cháy rừng.

Kiểm lâm địa bàn Nguyễn Minh Dương kiểm tra thiết bị chữa cháy lưu động được bố trí tại ông Phan Minh Khởi, Ấp 3 nhằm chủ động hơn trong xử lý tình huống khi có sự cố cháy, nhất là cháy rừng.

Trần Nguyên thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/ve-noi-kho-han-nhat-a31630.html