Về vùng đất 'hai vua', nhớ ghé thăm lăng Ngô Quyền

Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất 'địa linh nhân kiệt'. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi môn, tả mạc, hữu mạc, đại bái (tiền đường) và hậu cung.

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi môn, tả mạc, hữu mạc, đại bái (tiền đường) và hậu cung.

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền).

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền).

Trong khuôn viên di tích trồng rất nhiều cây do các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước trao tặng.

Trong khuôn viên di tích trồng rất nhiều cây do các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước trao tặng.

 Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền còn có 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia.

Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền còn có 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia.

Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi và một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích. Bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi và một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích. Bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Vùng quê yên ả này cũng thường được những người yêu hội họa chọn làm điểm dừng chân cho các tác phẩm của mình.

Vùng quê yên ả này cũng thường được những người yêu hội họa chọn làm điểm dừng chân cho các tác phẩm của mình.

P.B

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/ve-vung-dat-hai-vua-nho-ghe-tham-lang-ngo-quyen-100682.html