Vén màn bí ẩn về thành phố cổ chon von trên đỉnh núi
Theo các chuyên gia, những đường đứt gãy của vỏ Trái Đất cung cấp nguồn đá granite hình thù phù hợp để người Inca xây thành phố cổ Machu Picchu.

Thành phố cổ Machu Picchu là một trong những công trình kiến trúc tuyệt vời nhất của người Inca còn tồn tại đến ngày nay. Machu Picchu được xây dựng trên đỉnh một rặng núi thuộc dãy Andes ở Peru vào thế kỷ 15. Ảnh: Rualdo Menegat.

Người Inca gây bất ngờ khi có thể xây thành phố Machu Picchu trên đỉnh một dãy núi, cao hơn mực nước biển khoảng 2.400m. Theo các nhà nghiên cứu, việc xây dựng Machu Picchu ở vị trí đó góp phần giúp thành phố này tồn tại suốt hơn 600 năm qua. Ảnh: Terri Cook and Lon Abbott.

Theo nghiên cứu do Rualdo Menegat từ Đại học Liên bang Rio Grande do Sul ở Brazil công bố, việc sử dụng ảnh vệ tinh và dữ liệu thực địa cho thấy những đường đứt gãy của vỏ Trái Đất cung cấp nguồn đá granite hình hoàn hảo để người Inca xây nên Machu Picchu. Ảnh: Rualdo Menegat.

Nhà địa chất Menegat đã khảo sát mạng lưới những đường nứt bên dưới Machu Picchu, từ vết nứt nhỏ chạy ngang qua các tảng đá cuội tới đứt gãy dài 172 km ở thung lũng sông. Ảnh: incatrailmachu.

Theo nghiên cứu của nhà địa chất Menegat, một số đường nứt chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trong khi vài đường nứt khác có hướng Tây Bắc - Tây Nam. Ở giữa, nơi 2 đường nứt lớn giao nhau theo hình chữ X là Machu Picchu. Ảnh: Kelly Cheng Travel Photography/Getty Images.

Chuyên gia Menegat nhận định nhiều khả năng người Inca lựa chọn mạng lưới đường nứt không phải vì lý do tôn giáo hay biểu tượng. Ảnh: Eddie Kizka on Unsplash.

Thay vào đó, các đường đứt gãy làm những tảng đá granite lớn vỡ thành nhiều tảng đá nhỏ, giúp tiết kiệm sức lực đục đẽo trong quá trình xây dựng các công trình bằng đá. Những bức tường của Machu Picchu cũng quay theo hướng đứt gãy. Ảnh: William Derby/Flickr.

"Vị trí của Machu Picchu không phải lựa chọn tình cờ. Tình trạng đứt gãy mạnh ở đó làm đá nứt vỡ dọc theo mặt phẳng, nhờ đó người Inca giảm bớt công sức gọt đẽo", Menegat cho biết. Ảnh: Fernando Stankuns/Flickr.

Ngoài ra, những đường đứt gãy còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đường đứt gãy chạy qua khu vực dẫn tuyết tan chảy và nước mưa tới khu định cư của người Inca. Ảnh: activeadventures.

Mạng lưới vết nứt bên dưới Machu Picchu cũng giúp thấm nước. Đây là một trong những nguyên nhân giúp công trình có thể tồn tại trong hàng trăm năm. Ảnh: activeadventures.
Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.