Vì đâu bảo tàng chứng tích chiến tranh ngoài trời dần trở thành phế tích?

Là nơi tái hiện cuộc sống lao động và chiến đấu của một làng quê trong những ngày quân Mỹ bắn phá; là cách trực quan nhất để những thế hệ sau, những bạn bè quốc tế hiểu được những ngày hào hùng mà đồng bào ta đã trải qua... Nhưng giờ đây, bảo tàng chứng tích chiến tranh đã dần trở nên hoang phế.

"Phế tích" của Khu du lịch văn hóa, sinh thái, lịch sử Vực Quành nằm tại xã Nghĩa Ninh, TP. Đồng Hới (Quảng Bình), đây được xem như một bảo tàng chứng tích chiến tranh ngoài trời, từng thu hút hàng chục ngàn lượt du khách.

"Phế tích" của Khu du lịch văn hóa, sinh thái, lịch sử Vực Quành nằm tại xã Nghĩa Ninh, TP. Đồng Hới (Quảng Bình), đây được xem như một bảo tàng chứng tích chiến tranh ngoài trời, từng thu hút hàng chục ngàn lượt du khách.

Ông Đào Hữu Tường (SN 1968), người sinh sống ngay cạnh khu "phế tích" của Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành cho biết, năm 2003, ông Nguyễn Xuân Liên - một người Hà Nội từng sinh sống và chiến đấu tại Quảng Bình, đã bán nhà để vào thực hiện ý tưởng mở khu du lịch văn hóa sinh thái lịch sử tại Vực Quành. Từ những ngày đầu, ông Tường đã có cơ hội cùng ông Liên đi khắp tỉnh Quảng Bình và nhiều nơi để sưu tầm, mua hàng trăm hiện vật chiến tranh như vỏ bom đạn, phuy xăng dầu, xác máy bay Mỹ, cây nhiệt đới Mỹ, xác ôtô chở hàng bị cháy và nhiều loại quân cụ của Mỹ, của bộ đội ta và đồ dùng của người dân địa phương... về phục dựng làng quê thời chiến. (Ảnh: Internet).

Ông Đào Hữu Tường (SN 1968), người sinh sống ngay cạnh khu "phế tích" của Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành cho biết, năm 2003, ông Nguyễn Xuân Liên - một người Hà Nội từng sinh sống và chiến đấu tại Quảng Bình, đã bán nhà để vào thực hiện ý tưởng mở khu du lịch văn hóa sinh thái lịch sử tại Vực Quành. Từ những ngày đầu, ông Tường đã có cơ hội cùng ông Liên đi khắp tỉnh Quảng Bình và nhiều nơi để sưu tầm, mua hàng trăm hiện vật chiến tranh như vỏ bom đạn, phuy xăng dầu, xác máy bay Mỹ, cây nhiệt đới Mỹ, xác ôtô chở hàng bị cháy và nhiều loại quân cụ của Mỹ, của bộ đội ta và đồ dùng của người dân địa phương... về phục dựng làng quê thời chiến. (Ảnh: Internet).

Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành xưa với phối cảnh tái hiện lại cuộc sống lao động và chiến đấu của người dân Quảng Bình trong cuộc chiến tranh chống không lực Hoa Kỳ đánh phá ra miền Bắc từ giữa những năm 60 và đến những năm đầu 70 của thế kỷ XX. (Ảnh: Internet).

Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành xưa với phối cảnh tái hiện lại cuộc sống lao động và chiến đấu của người dân Quảng Bình trong cuộc chiến tranh chống không lực Hoa Kỳ đánh phá ra miền Bắc từ giữa những năm 60 và đến những năm đầu 70 của thế kỷ XX. (Ảnh: Internet).

Những bệnh viện, trạm xá dã chiến, lớp học, nhà trẻ, nhà dân - kho hàng nửa chìm nửa nổi, hầm chữ A, hào giao thông và hố bom đã ừng được tái tạo, mô phỏng sinh động, chân thực.

Những bệnh viện, trạm xá dã chiến, lớp học, nhà trẻ, nhà dân - kho hàng nửa chìm nửa nổi, hầm chữ A, hào giao thông và hố bom đã ừng được tái tạo, mô phỏng sinh động, chân thực.

Nhưng nay những hình ảnh đó chỉ là hồi ức, sau thời gian dài ngừng hoạt động, nơi đây đã dường như trở thành "phế tích". Những lớp rêu phong cùng cây cối um tùm dường như muốn phá hủy nốt những tàn tích ít ỏi còn sót lại.

Nhưng nay những hình ảnh đó chỉ là hồi ức, sau thời gian dài ngừng hoạt động, nơi đây đã dường như trở thành "phế tích". Những lớp rêu phong cùng cây cối um tùm dường như muốn phá hủy nốt những tàn tích ít ỏi còn sót lại.

Theo ông Đào Hữu Tường, khoảng năm 2017, do tuổi già sức khỏe ngày một yếu hơn nên ông Nguyễn Xuân Liên đã bỏ "Bảo tàng chiến tranh" ở Vực Quành để về lại Hà Nội. Từ đó, nơi đây ngừng hoạt động, không được tu sửa, chăm chút nên những ngôi nhà dần đổ nát, những hiện vật dần hư hỏng.

Theo ông Đào Hữu Tường, khoảng năm 2017, do tuổi già sức khỏe ngày một yếu hơn nên ông Nguyễn Xuân Liên đã bỏ "Bảo tàng chiến tranh" ở Vực Quành để về lại Hà Nội. Từ đó, nơi đây ngừng hoạt động, không được tu sửa, chăm chút nên những ngôi nhà dần đổ nát, những hiện vật dần hư hỏng.

Những ngôi nhà xưa với những hoa văn tinh tế đã dần đổ nát.

Những ngôi nhà xưa với những hoa văn tinh tế đã dần đổ nát.

Những hiện vật là chứng tích cho một thời kỳ kháng chiến anh dũng giờ nằm ngổn ngang mặc kệ thời gian.

Những hiện vật là chứng tích cho một thời kỳ kháng chiến anh dũng giờ nằm ngổn ngang mặc kệ thời gian.

Từng có thời gian hỗ trợ chủ nhân của "Bảo tàng chiến tranh ngoài trời" tái hiện lịch sử, ông Tường cảm thấy tiếc nuối khi nơi đây trở thành hoang phế. Thời gian qua, ông Tường vẫn cùng người bảo vệ của khu bảo tàng khi xưa trông nom với mong muốn một ngày nào đó nơi đây lại được tôn tạo và trở lại hoạt động.

Từng có thời gian hỗ trợ chủ nhân của "Bảo tàng chiến tranh ngoài trời" tái hiện lịch sử, ông Tường cảm thấy tiếc nuối khi nơi đây trở thành hoang phế. Thời gian qua, ông Tường vẫn cùng người bảo vệ của khu bảo tàng khi xưa trông nom với mong muốn một ngày nào đó nơi đây lại được tôn tạo và trở lại hoạt động.

Ông Tường cùng những người dân xung quanh mong muốn công viên này sẽ không bị mãi lãng quên. "Giáo dục lịch sử cho con cháu kể nhiều cũng thành nhàm mà chưa chắc hiệu quả. Thăm khu công viên chiến tranh này tôi thấy nhiều cháu đã hiểu hơn và tự hào về truyền thống ngày xưa. Nay bị bỏ hoang như thế thật là đáng tiếc", ông Tường chia sẻ.

Ông Tường cùng những người dân xung quanh mong muốn công viên này sẽ không bị mãi lãng quên. "Giáo dục lịch sử cho con cháu kể nhiều cũng thành nhàm mà chưa chắc hiệu quả. Thăm khu công viên chiến tranh này tôi thấy nhiều cháu đã hiểu hơn và tự hào về truyền thống ngày xưa. Nay bị bỏ hoang như thế thật là đáng tiếc", ông Tường chia sẻ.

Hùng Trần - Phương Thảo

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//vi-dau-bao-tang-chung-tich-chien-tranh-ngoai-troi-dan-tro-thanh-phe-tich-169220422094804779.htm