Vị giáo sư nào có 6 người con là GS, PGS và 3 con rể làm tướng lĩnh quân đội?

Đây là vị giáo sư quê Nghệ An, sinh ra được 5 người con gái và 1 con trai đều là giáo sư, phó giáo sư, có 3 con rể mang hàm tướng trong quân đội.

1. Vị giáo sư nào có 6 người con là GS, PGS và 3 con rể làm tướng lĩnh quân đội?

A

GS Đặng Thai Mai

Đặng Thai Mai (25/12/1902—25/9/1984) còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình.
Đặng Thai Mai sinh ra tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong gia đình nho học. Cha ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng Công Thiếp.
Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể của ông là tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam (Võ Nguyên Giáp, Phạm Hồng Cư và Phạm Hồng Sơn).
Cụ thể, 6 người con của ông như sau:
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Bích Hà, vợ của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Hạnh, vợ của cố Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Cục trưởng Cục Văn hóa, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Tư lệnh, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thanh Lê, nguyên giảng viên khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, vợ của nhà nghiên cứu Ý học, Hiệp sĩ danh dự nhà nước Ý, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn học, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Anh Đào, nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vợ của cố Trung tướng Phạm Hồng Sơn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng, giảng viên trường Đại học Xây dựng.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Xuyến Như, công tác tại Viện Ứng dụng Công nghệ.

B

GS Tôn Thất Tùng

C

GS Trần Văn Giàu

D

GS Vũ Hà Văn

2. Giáo sư Đặng Thai Mai từng giảng dạy ở đâu?

A

Đại học Quốc gia Hà Nội

B

Đại học Đông Dương

C

Đại học Văn hóa TP.HCM

D

Trường Quốc học Huế

Thuở ấu thơ và tuổi vị thành niên, Đặng Thai Mai gắn bó nhiều với bà nội - một người phụ nữ sắc sảo và khảng khái ở vùng quê Lương Điền nghèo khó. Được bà chăm sóc, cho đi học và dạy dỗ, lại thừa hưởng "gen" khoa cử của hai bên nội, ngoại, Đặng Thai Mai vừa học chữ Hán, quốc ngữ theo chương trình của các nhà Đông Kinh Nghĩa Thục, vừa học tiếng Pháp ở Vinh.
Tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương (1928), Đặng Thai Mai được bổ vào dạy ở Trường Quốc học Huế. Từng tham gia phong trào đòi ân xá cho Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, là thành viên của các Hội Hưng Nam, Đảng Tân Việt; rồi ông tiếp cận với sách báo Mác xít như "Người cùng khổ", L'Humanite - Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp.

3. Ông từng giữ chức Bộ trưởng gì?

A

Bộ GD&ĐT

Sinh thời, GS Đặng Thai Mai từng giữ nhiều trọng trách quan trọng như: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (1946), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Văn khoa, Viện trưởng Viện văn học đầu tiên (gần 20 năm), Chủ tịch liên hiệp văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - xã hội đợt đầu...

B

Bộ Nội vụ

C

Bộ Tài chính

D

Bộ Xây dựng

4. Ông từng là hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học nào?

A

Đại học Mở Hà Nội

B

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

C

Đại học Văn hóa Hà Nội

D

Đại học Sư phạm Hà Nội

Sự nghiệp chính trị và sự nghiệp văn hóa, văn học của giáo sư rất phong phú. Riêng trong lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông là người gắn bó từ những ngày đầu tiên: 1945 - 1946 ông làm Giám đốc Ban Đại học Văn khoa, 1949-1950 phụ trách Ban Sư phạm Văn khoa, 1951 - 1953 là một trong số người sáng lập và làm Giám đốc trường dự bị Đại học và Sư phạm Cao cấp Liên khu IV, 1954 - 1956 là Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa (tức Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay.).
Hầu hết các giáo sư văn học của đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua đều là học trò của giáo sư.
Giáo sư Đặng Thai Mai đã được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh và giải thưởng Hồ Chí Minh, được đặt tên đường phố tại Hà Nội.

5. Tên đường Đặng Thai Mai nằm ở quận nào Hà Nộ?

A

Tây Hồ

Với những đóng góp quan trọng của nhà văn hóa Đặng Thai Mai, năm 1995, một con đường nằm trên địa bàn quận Tây Hồ được mang tên ông. Phố dài hơn 1km, nối từ đường Xuân Diệu rẽ vào khu biệt thự Hồ Tây, ra tới phủ Tây Hồ, trên bán đảo nhô ra hồ Tây.
Phố Đặng Thai Mai vốn thuộc đất thôn Tây Hồ, xã Quảng An, huyện Từ Liêm, trước là phường Tây Hồ, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ.

B

Cầu Giấy

C

Hai Bà Trưng

D

Nam Từ Liêm

Lâm Hoàng

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/vi-giao-su-nao-co-6-nguoi-con-la-gs-pgs-va-3-con-re-lam-tuong-linh-quan-doi-ar943409.html