Vị hoàng tử nào qua đời vì dịch bệnh khi chưa kịp lên ngôi vua?

Trong lịch sử Việt Nam nhiều đại dịch lớn từng xuất hiện, không chỉ cướp đi mạng sống của dân nghèo, ngay cả tầng lớp quý tộc, vua chúa cũng chịu nhiều ảnh hưởng.

1. Vị hoàng tử duy nhất trong lịch sử Việt Nam qua đời vì bệnh đậu mùa là ai?

Trần Quốc Khang
Lê Thuần
Nguyễn Phúc Cảnh
Nguyễn Phúc Đảm

Chính xác

Nguyễn Phúc Cảnh (1780 – 1801) hay Hoàng tử Cảnh là con trai trưởng của vua Gia Long, nhà Nguyễn. Theo quy định, ông sẽ là người thừa kế ngai vàng của vua cha để trị vì đất nước.

Tuy nhiên, Nguyễn Phúc Cảnh đã qua đời vì bệnh đầu mùa vào năm 1801, khi mới 21 tuổi, trước thời điểm nhà Nguyễn kết thúc cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Do đó, vua Gia Long buộc phải chọn Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng để truyền ngôi.

2. Vị vua nhà Nguyễn nào cũng mắc bệnh đậu mùa từ nhỏ nhưng may mắn thoát chết?

Vua Gia Long
Vua Minh Mạng
Vua Thiệu Trị
Vua Tự Đức

Chính xác

Vua Tự Đức (1829 – 1883) hay Nguyễn Phúc Hồng Nhậm mắc bệnh đầu mùa khi còn nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, sức khỏe của ông cũng giảm sút rất nhiều. Có một số ý kiến cho rằng, di chứng của bệnh đậu mùa khiến ông không thể có con mặc dù đã cưới tới 103 người vợ.

3. Vị vua đầu tiên của Việt Nam tìm cách chống dịch đậu mùa bằng vắc-xin là ai?

Vua Tự Đức
Vua Hàm Nghi
Vua Thành Thái
Vua Minh Mạng

Chính xác

Sau cái chết của Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, vua Minh Mạng là người được thừa kế ngai vàng. Ông ngay lập tức tìm kiếm phương pháp để ngăn ngừa bệnh đậu mùa.

Năm 1796, vắc-xin đậu mùa lần đầu tiên được phát minh bởi bác sĩ người Anh Edward Jenner. Đến năm 1820, vua Minh Mạng đã cử phái đoàn do bác sĩ Jean Marie Despiau phụ trách đến Ma Cao để lấy vắc-xin và học cách tiêm chủng.

4. Dịch đậu mùa lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam diễn ra dưới triều đại nào?

Nhà Trần
Nhà Tiền Lê
Nhà Hậu Lê
Nhà Nguyễn

Chính xác

Dù biết đến vắc-xin vào năm 1820, nhưng nước Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn vẫn thường xuyên bị dịch đậu mùa tấn công. Đợt dịch lớn nhất được ghi nhận vào năm 1887 diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó, tỉnh Quảng Ngãi chịu thiệt hại nặng nề nhất với 13.934 người tử vong.

5. Bệnh đậu mùa chính thức bị loại trừ trên toàn cầu vào năm nào?

1979
1989
1999
2009

Chính xác

Trường hợp mắc đậu mùa tự nhiên cuối cùng được ghi nhận ở Somali, châu Phi vào tháng 10/1977. Sau đó 2 năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố thành công “xóa sổ” bệnh đậu mùa trên toàn cầu.

Hiện nay, mọi người thường nhầm lẫn giữa bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa. Hai bệnh này do hai loại virus khác nhau gây nên, thủy đậu có triệu chứng nhẹ hơn đồng thời ít nguy hiểm đến tính mạng hơn.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vi-hoang-tu-nao-qua-doi-vi-dich-benh-khi-chua-kip-len-ngoi-vua-2115056.html