Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 - 1420. Sau khi hoàn thành, cung điện hoàng gia trải dài trên diện tích 720.000 m2 là nơi sinh sống của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh cùng hậu cung.
Tử Cấm Thành gồm 9.999 gian phòng là nơi lưu giữ nhiều bí mật về đời sống của vua chúa Trung Quốc thời phong kiến cũng như kiến trúc cung đình tráng lệ. Vào năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Mỗi năm, Tử Cấm Thành thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm và trở thành một trong những địa điểm du lịch đông khách nhất Trung Quốc.
Khi ghé thăm Tử Cấm Thành, du khách sẽ nhận thấy phần lớn mái nhà trong cung điện có màu vàng. Quả thật, theo các chuyên gia, 90% mái nhà trong Tử Cấm Thành được sơn màu vàng.
Mái nhà ở Tử Cấm Thành được chế tác không phải được làm bằng vàng mà được làm bằng ngói tráng men đặc biệt rồi sơn màu vàng. Sở dĩ người Trung Quốc thời xưa chọn màu vàng để xây dựng mái nhà trong Tử Cấm Thành là vì một số lý do.
Trong đó, vào thời Tây Hán, hoàng đế Lưu Biểu coi màu vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao của bậc đế vương. Kể từ đó, màu vàng được coi là màu quyền lực, chỉ dành cho hoàng đế Trung Quốc.
Thêm nữa, màu vàng được người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm tượng trưng cho mệnh Thổ. Màu sắc này cũng tượng trưng cho sự sa hoa, giàu có của hoàng tộc Trung Quốc.
Tiếp đến, việc sơn mái nhà màu vàng trên phần lớn mái nhà ở Tử Cấm Thành sẽ tạo ra sự tương phản lớn đối với các khu vực xung quanh.
Màu vàng sẽ khiến những đàn chim bị chói mắt, giảm khả năng quan sát. Vì vậy, loài chim sẽ ít khi sà xuống các mái nhà ở Tử Cấm Thành để làm tổ hoặc để lại phân chim.
Ngoài ra, loại ngói vàng dùng để lát mái nhà được tráng men đặc biệt nên bụi bẩn, phân chim... sẽ bị cuốn trôi sạch sẽ khi trời đổ mưa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Tâm Anh (TH)