Vì sao bờ biển New Zealand phát ánh sáng xanh kỳ lạ vào đêm?
Hiện tượng phát quang sinh học hiếm gặp này được lý giải này là do sự nở hoa của các loài sinh vật phù du và thực vật phù du đặc biệt.
Trên Đảo Bắc, một trong hai đảo chính ở New Zealand, các bờ biển ở đây thường được thắp sáng bởi “cực quang của biển” – một cụm từ bay bướm để chỉ những đám sinh vật phù du phát sáng màu xanh lam sau khi màn đêm buông xuống.
Cảnh tượng hiếm có này đã thu hút sự chú ý của những người đam mê phát quang sinh học tại địa phương. Họ cho biết đã phải dành rất nhiều thời gian theo dõi và quan sát các đường bờ biển trên Đảo Bắc để có thể bắt trọn những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng vô cùng khó nắm bắt này.
Sajith Muraleedharan, một nhiếp ảnh gia đã chụp lại được hiện tượng này ở bờ biển Napier. Anh cho biết: “Đây được gọi là cực quang của biển - giống như cực quang phương Nam mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời ở vùng cực”.
Hiện tượng phát quang sinh học hiếm gặp này được lý giải này là do sự nở hoa của các loài sinh vật phù du và thực vật phù du. Một số loài sử dụng sự thích nghi "phát quang" để trốn tránh hoặc đánh lạc hướng động vật ăn thịt.
Karl Safi, một chuyên gia tảo biển tại Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia cho biết: “Các loài tảo đơn bào tạo ra ánh sáng này khi bị quấy rầy. Chúng tạo ra một tia sáng kéo dài chỉ một phần giây để làm phiền những kẻ săn mồi đang nhăm nhe tấn công.”
Không thể được dự đoán trước được sự xuất hiện của các đợt sóng phát sáng. Tuy nhiên, chúng thường xuất hiện vào vào những đêm ấm áp hoặc đôi khi là sau những ngày mưa lớn. Safi cũng cho biết hiện tượng này chỉ xảy ra vào ban đêm vì các sinh vật phù do tuân thủ rất chặt đồng hồ sinh học của chúng nên không phát sáng vào ban ngày, ngay cả khi được đưa vào không gian tối.