Vì sao gia đình bạn nên trồng ngay cây này trong nhà dù chật hẹp tới mấy?
Vì sao gia đình bạn nên trồng ngay cây này trong nhà dù chật hẹp tới mấy - sẽ vô cùng bất ngờ khi dành 1 phút để đọc bài dưới đây.
Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết
Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Đau họng
Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu là phương tiện sơ cứu để điều trị các vấn đề lạnh và các vấn đề liên quan. Theo Ayurveda, những bữa ăn với lá trầu nghiền với mật ong giúp bảo vệ họng không bị viêm.
Rối loạn cương dương
Trong y học Ayurveda, lá trầu được coi là thuốc chống rối loạn cương dương ở nam giới vì nó làm giãn mạch máu và cũng có tác dụng chống trầm cảm. Một hoặc hai lá có thể được nhai sau bữa ăn để điều trị chứng rối loạn này.
Chữa táo bón cho trẻ
Đối với trường hợp táo bón của trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.
Chữa bỏng nước sôi
Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Sát khuẩn vết thương
Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
Trị đau nhức, cảm cúm
Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.
Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín
Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.