Vì sao Mỹ bỏ dở dự án nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng?

Vào những năm 1950, Không quân Mỹ bí mật lên kế hoạch kích nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng. Tuy nhiên, dự án này cuối cùng bị hủy bỏ giữa chừng khiến nhiều người tò mò lý do vì sao Mỹ làm vậy.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân cũng như chinh phục không gian. Một trong những động thái đáng chú ý của Không quân Mỹ là thực hiện “Nghiên cứu về các chuyến bay Mặt trăng” nhưng thực chất là bí mật lên kế hoạch kích nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân cũng như chinh phục không gian. Một trong những động thái đáng chú ý của Không quân Mỹ là thực hiện “Nghiên cứu về các chuyến bay Mặt trăng” nhưng thực chất là bí mật lên kế hoạch kích nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng.

Kế hoạch táo bạo cho nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng được Mỹ gọi là Dự án A119. Thông tin về Dự án A119 chỉ được giới chức Mỹ tiết lộ vào những năm 1990. Theo đó, người dân Mỹ và thế giới không biết gì về dự án này.

Kế hoạch táo bạo cho nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng được Mỹ gọi là Dự án A119. Thông tin về Dự án A119 chỉ được giới chức Mỹ tiết lộ vào những năm 1990. Theo đó, người dân Mỹ và thế giới không biết gì về dự án này.

Theo những thông tin được công bố, Dự án A119 bắt đầu được Mỹ triển khai vào năm 1958. Giới chức Không quân Mỹ muốn đảm bảo rằng một vụ nổ hạt nhân trên Mặt trăng sẽ được nhìn thấy từ Trái đất.

Theo những thông tin được công bố, Dự án A119 bắt đầu được Mỹ triển khai vào năm 1958. Giới chức Không quân Mỹ muốn đảm bảo rằng một vụ nổ hạt nhân trên Mặt trăng sẽ được nhìn thấy từ Trái đất.

Khi công chúng tận mắt nhìn thấy "thành quả" của Dự án A119 thì đồng nghĩa với việc chứng minh Mỹ là quốc gia đứng ở vị trí số 1 về vũ khí hạt nhân cũng như trong cuộc đua chinh phục vũ trụ.

Khi công chúng tận mắt nhìn thấy "thành quả" của Dự án A119 thì đồng nghĩa với việc chứng minh Mỹ là quốc gia đứng ở vị trí số 1 về vũ khí hạt nhân cũng như trong cuộc đua chinh phục vũ trụ.

Ông Leonard Reiffel là một trong những nhà khoa học tham gia Dự án A119 từng tiết lộ các nhà khoa học Mỹ dự định kích nổ bom hạt nhân ở ranh giới giữa 2 vùng tối và sáng của Mặt trăng.

Ông Leonard Reiffel là một trong những nhà khoa học tham gia Dự án A119 từng tiết lộ các nhà khoa học Mỹ dự định kích nổ bom hạt nhân ở ranh giới giữa 2 vùng tối và sáng của Mặt trăng.

“Vụ nổ rõ ràng là tốt nhất ở phần tối của Mặt trăng và lý thuyết là nếu quả bom phát nổ ở rìa Mặt Trăng, đám mây hình nấm sẽ được chiếu sáng bởi Mặt trời”, ông Leonard cho hay.

“Vụ nổ rõ ràng là tốt nhất ở phần tối của Mặt trăng và lý thuyết là nếu quả bom phát nổ ở rìa Mặt Trăng, đám mây hình nấm sẽ được chiếu sáng bởi Mặt trời”, ông Leonard cho hay.

Đến tháng 1/1959, Bộ Tư lệnh Không quân đã đình chỉ Dự án A119 mà không đưa ra lý do. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao giới chức Mỹ hủy bỏ dự án này sau khi đã đầu tư khá nhiều tiền bạc và nhân lực.

Đến tháng 1/1959, Bộ Tư lệnh Không quân đã đình chỉ Dự án A119 mà không đưa ra lý do. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao giới chức Mỹ hủy bỏ dự án này sau khi đã đầu tư khá nhiều tiền bạc và nhân lực.

Theo các nhà nghiên cứu, Mỹ hủy bỏ Dự án A119 có thể là vì quan ngại vụ nổ bom hạt nhân có thể phá vỡ sự vẹn nguyên của Mặt trăng.

Theo các nhà nghiên cứu, Mỹ hủy bỏ Dự án A119 có thể là vì quan ngại vụ nổ bom hạt nhân có thể phá vỡ sự vẹn nguyên của Mặt trăng.

Nếu cho nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng thì có thể gây ra sự mất ổn định của chu kỳ thủy triều lên xuống trên Trái đất. Thậm chí, ô nhiễm phóng xạ từ vụ nổ có thể phát tán khắp hành tinh xanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân các nước.

Nếu cho nổ bom hạt nhân trên Mặt trăng thì có thể gây ra sự mất ổn định của chu kỳ thủy triều lên xuống trên Trái đất. Thậm chí, ô nhiễm phóng xạ từ vụ nổ có thể phát tán khắp hành tinh xanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân các nước.

Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-my-bo-do-du-an-no-bom-hat-nhan-tren-mat-trang-1812852.html