Vì sao Newton và Einstein cho rằng thời gian là 'ảo ảnh'?
Thời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.
Mỗi khoảnh khắc, mỗi cảm xúc đều trôi qua, không ai có thể dừng lại hay quay ngược được thời gian. Điều duy nhất dường như không bao giờ thay đổi chính là dòng chảy liên tục của thời gian, nhưng liệu thời gian có thực sự tồn tại như chúng ta vẫn tưởng?
Câu hỏi về sự tồn tại của thời gian đã làm trăn trở không chỉ những nhà triết học, mà còn các nhà khoa học hàng đầu như Isaac Newton và Albert Einstein. Cả hai đều đưa ra các giả thuyết về thời gian, nhưng cả Isaac Newton và Albert Einstein đều có một điểm chung đáng chú ý là họ đều cho rằng thời gian là một ảo ảnh – một công cụ mà con người tạo ra để đo lường chuyển động và sự thay đổi.
Thời gian: Khái niệm hay hiện thực?
Thời gian trong quan niệm phổ biến thường được xem là một chuỗi các khoảnh khắc nối tiếp nhau, giúp chúng ta định hình cuộc sống qua ngày và đêm, xuân qua hạ tới, hoa nở rồi tàn. Cuộc sống ngắn ngủi khiến con người cảm thấy cần phải "nắm bắt từng khoảnh khắc", "trân trọng từng giây phút".
Tuy nhiên, từ quan điểm khoa học, thời gian lại không phải là một thực thể cố định hay hữu hình. Đó chỉ là một công cụ đo lường do con người đặt ra để đếm số khoảnh khắc của sự thay đổi. Nếu vạn vật trong vũ trụ đứng yên, liệu khái niệm thời gian có còn ý nghĩa?
Newton và Einstein đã cố gắng giải thích điều này qua các công trình nghiên cứu vĩ đại của họ. Đối với Newton, thời gian là một yếu tố tuyệt đối, tồn tại một cách khách quan và không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Trong khi đó, Einstein, với Thuyết tương đối hẹp, đã chứng minh rằng thời gian không phải là một hằng số bất biến. Thời gian và khối lượng của vật thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, và lực hấp dẫn có thể làm thay đổi tốc độ chảy của thời gian. Ví dụ rõ nhất chính là lỗ đen, nơi lực hấp dẫn cực kỳ lớn, khiến thời gian chảy chậm hơn so với các vùng không gian khác.
Thời gian có thật hay chỉ là ảo ảnh?
Einstein từng tuyên bố: "Thời gian không thực sự tồn tại, mà chỉ là một ảo ảnh về tư duy". Theo ông, cảm nhận của con người về thời gian là một hệ quả của việc chúng ta ghi nhớ các chuyển động của vạn vật. Nói cách khác, chúng ta gọi đó là thời gian vì nó giúp chúng ta hiểu và ghi lại sự thay đổi. Nhưng thực tế, thời gian chỉ là một khái niệm tương đối, không có thực tại cố định.
Những thí nghiệm và lý thuyết về du hành thời gian trong phim ảnh và khoa học viễn tưởng thường dựa trên ý tưởng rằng thời gian có thể bị "bẻ cong" hoặc "xuyên qua". Trong Thuyết tương đối hẹp, Einstein đã khẳng định rằng nếu một vật thể di chuyển với vận tốc ánh sáng, thời gian đối với nó sẽ ngừng trôi. Điều này dẫn đến một suy nghĩ: phải chăng thời gian thực sự chỉ là một ảo ảnh được tạo ra để con người cảm nhận sự thay đổi?
Nhiều nhà khoa học khác cũng ủng hộ ý tưởng này. Nhà vật lý người Anh Julian Barber trong cuốn sách The End of Time đã viết: "Thế giới mà chúng ta thấy là có thật, nhưng mọi khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta là vĩnh cửu". Theo ông, mỗi khoảnh khắc đều là một hình thái bất biến và khi khoảnh khắc đó qua đi, nó sẽ không bao giờ quay lại. Đây là một cách nhìn nhận khác về thời gian: thay vì liên tục, thời gian chỉ là những điểm dừng bất biến.
Liệu thời gian có quan trọng?
Nếu thời gian chỉ là một khái niệm tương đối, tại sao chúng ta lại sống theo nó? Từ lịch trình công việc đến giấc ngủ, từ những ngày kỷ niệm đến những dự định trong tương lai, mọi thứ trong cuộc sống con người dường như phụ thuộc vào thời gian. Chúng ta tính toán mọi thứ dựa trên các mốc thời gian cố định, như việc phải đi làm lúc 8 giờ hay 9 giờ sáng và kết thúc một ngày vào lúc hoàng hôn. Nếu thời gian không còn tồn tại, cuộc sống sẽ ra sao?
Suy nghĩ này có thể mang đến cảm giác hoang mang và vô nghĩa. Con người cần thời gian để cảm thấy an toàn và để điều chỉnh hành vi của mình. Sự tương đối của thời gian, như Einstein đã chứng minh, không làm thay đổi thực tế rằng chúng ta vẫn cần một thước đo để quản lý cuộc sống.
Sự bí ẩn chưa có lời giải
Mặc dù các nhà khoa học như Einstein và Newton đã giải thích rằng thời gian chỉ là ảo ảnh, thế giới vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận điều này. Từ những bí ẩn trong vật lý lượng tử đến các lý thuyết của Thuyết tương đối rộng, câu hỏi về thời gian vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ.
Những tiến bộ trong khoa học có thể một ngày nào đó sẽ giúp con người khám phá ra bản chất thực sự của thời gian. Nhưng đến lúc đó, con người vẫn phải sống trong hiện tại và tôn trọng những giá trị của thời gian trong cuộc sống thường ngày.
Dù thời gian có là một ảo ảnh hay không, nó vẫn tiếp tục gắn bó với cuộc sống con người, là yếu tố định hình và quản lý mọi thứ xung quanh chúng ta. Và trong khi chúng ta không thể thay đổi dòng chảy của thời gian, chúng ta có thể học cách sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.