Tên lửa không đối không tầm xa Meteor do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng châu Âu MBDA sản xuất, hiện được tích hợp cho các chiến đấu cơ JAS-39 Gripen, Rafale, Eurofighter Typhoon và cả F-35 Lightning II, nó mang trong mình nhiều công nghệ vượt trội.
Trọng lượng khi phóng của tên lửa Meteor là 165 kg. Chiều dài 3.650 mm, đường kính 180 mm, sải cánh 400 mm, phạm vi bay 200 km, tốc độ tối đa hơn Mach 4, khả năng chịu quá tải cho phép lên tới 11 G.
Một ưu điểm đáng kể của tên lửa này là nó không sử dụng động cơ phản lực đẩy chất rắn (TTRD). Thiết kế của nó, hay đúng hơn là sơ đồ bố trí khá đơn giản.
Không khí được hút vào bởi bộ nạp, nén và làm nóng đồng thời trong ống dẫn khí thu hẹp rồi đi vào buồng đốt, tiếp theo nhiên liệu lỏng được phun vào buồng tạo thành sản phẩm cháy có áp suất cao, nhiệt độ cao được đẩy ra ngoài qua vòi phun, tạo lực đẩy.
Ở tốc độ 0 thì chẳng thể khởi động động cơ; điều cần thiết là ở một tốc độ chuyển động nhất định của máy bay, qua khe hút gió, lượng không khí cần thiết cho hoạt động bình thường đóng vai trò của chất oxy hóa phải chảy vào buồng đốt.
Đó là lý do tại sao tên lửa Meteor được trang bị một bộ tăng tốc nhiên liệu rắn, giúp đẩy nó đến tốc độ cần thiết để kích hoạt động cơ phản lực ở xấp xỉ Mach 2.
Trong trường hợp này, người ta không thể dựa vào thực tế là động cơ sẽ khởi động ngay cả khi không có bộ tăng tốc bởi áp suất không khí do chuyển động của máy bay tạo ra.
Nguyên nhân thứ nhất đó là sẽ sai nếu buộc gia tốc của máy bay tương ứng với tốc độ cần thiết cho việc phóng tên lửa. Thứ hai, giả sử trường hợp tên lửa của F-35 không treo bên ngoài mà ở khoang bên trong.
Ưu điểm của tên lửa Meteor là động cơ phản lực hoạt động trong toàn bộ chuyến bay. Trong mối liên hệ này, tốc độ không giảm về phía cuối hành trình, nghĩa là sau 200 km bay, Meteor vẫn giữ tốc độ Mach 4.
Nhưng đây không phải điều quan trọng nhất. Ở cuối quỹ đạo, Meteor có cùng khả năng động lực học, tức là nó có khả năng cơ động với tải trọng lớn lên đến 11 G, đủ sức tiêu diệt bất cứ tiêm kích nào, kể cả những máy bay siêu cơ động.
Tất cả các tên lửa tầm xa khác - của cả Nga và Mỹ - đều không có khả năng này. Ví dụ, Nga có một tên lửa với tầm bắn vượt quá 300 km là R-37. Nhưng ở khoảng cách xa, nó chỉ có thể bắn trúng máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom và AWACS nặng nề.
Trong khi đó tên lửa AIM-120D của Mỹ với tầm bắn 180 km hoạt động theo cách tương tự. Nhưng nó thậm chí còn tệ hơn tên lửa R-37 và R-77 của Nga khi cơ động ở tốc độ thấp chỉ bằng quán tính tại hành trình cuối.
Trong khi đó, Nga đã có thể có "Meteor" của riêng mình. Năm 2012, Phòng thiết kế Vympel đã hoàn thành công việc phát triển tên lửa K-77PD (Sản phẩm 180PD). Việc sản xuất một lô tên lửa thử nghiệm đã được chuẩn bị để giao cho quân đội tiến hành thử nghiệm.
Tuy nhiên dự án này đã bị đóng cửa do giá thành quá đắt. Trong khi Meteor có giá 1 triệu Euro thì chi phí của tên lửa Nga K-77PD (sản phẩm 180) theo ước tính sơ bộ còn cao hơn nhiều.
Do vậy, các kỹ sư quyết định tập trung vào việc phát triển tên lửa K-77 rẻ và đơn giản hơn (Sản phẩm 180), loại tên lửa mà các nhà tuyên truyền công nghiệp quốc phòng Nga đang lớn tiếng nói rằng nó không có sản phẩm tương tự trên thế giới.
Theo nhiều chuyên gia, K-77PD bị phàn nàn chỉ là một tên lửa có động cơ phản lực và tầm hoạt động của nó đạt 192 km.
Tên lửa K-77PD giống Meteor, có đầu tự dẫn radar chủ động với dải ăng ten hoạt động theo từng giai đoạn, giúp tăng đáng kể khả năng chống nhiễu, đồng thời đảm bảo khả năng đánh chặn bất kỳ mục tiêu khí động học nào ở khoảng cách xa.
Nhưng đây là tất cả trên lý thuyết. Khó khăn kinh tế khiến Nga khó đưa được sản phẩm ra ngoài thực tiễn.
Bạch Dương