Vì sao Nga trở lại thám hiểm Mặt trăng sau gần 50 năm?

Tên lửa Soyuz 2.1v mang theo tàu thám hiểm Mặt trăng Luna-25 đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Vostochny ngày 11/8. Mục tiêu của Nga là trở thành cường quốc đầu tiên hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng.

Vào 2h11 ngày 11/8 theo giờ địa phương (tức 6h11 cùng ngày theo giờ Việt Nam), tên lửa đẩy Soyuz 2.1v mang theo tàu thăm dò Luna-25 đã rời khỏi bệ phóng ở sân bay vũ trụ Vostochny, cách thủ đô Moscow 5.550 km về phía đông. Tàu vũ trụ tách khỏi tên lửa đẩy để rời khỏi quỹ đạo Trái Đất và hướng tới Mặt trăng khoảng hơn 1 giờ sau đó.

Vào 2h11 ngày 11/8 theo giờ địa phương (tức 6h11 cùng ngày theo giờ Việt Nam), tên lửa đẩy Soyuz 2.1v mang theo tàu thăm dò Luna-25 đã rời khỏi bệ phóng ở sân bay vũ trụ Vostochny, cách thủ đô Moscow 5.550 km về phía đông. Tàu vũ trụ tách khỏi tên lửa đẩy để rời khỏi quỹ đạo Trái Đất và hướng tới Mặt trăng khoảng hơn 1 giờ sau đó.

Theo ông Yuri Borisov, lãnh đạo Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) cho hay, Luna-25 dự kiến sẽ hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng vào ngày 21/8. Trước đó, Roscosmos từng ấn định thời điểm đổ bộ là ngày 23/8.

Theo ông Yuri Borisov, lãnh đạo Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) cho hay, Luna-25 dự kiến sẽ hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng vào ngày 21/8. Trước đó, Roscosmos từng ấn định thời điểm đổ bộ là ngày 23/8.

Đây là sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng đầu tiên của Nga kể từ năm 1976 khi tàu Luna-24 của Liên Xô lên Mặt trăng.

Đây là sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng đầu tiên của Nga kể từ năm 1976 khi tàu Luna-24 của Liên Xô lên Mặt trăng.

Chương trình Luna-25 đánh dấu việc Nga đang chạy đua với Ấn Độ, nước đã phóng tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 vào tháng trước cũng như Mỹ và Trung Quốc, 2 nước đang tiến hành các dự án thăm dò tiên tiến nhắm vào vùng cực nam của thiên thể.

Chương trình Luna-25 đánh dấu việc Nga đang chạy đua với Ấn Độ, nước đã phóng tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 vào tháng trước cũng như Mỹ và Trung Quốc, 2 nước đang tiến hành các dự án thăm dò tiên tiến nhắm vào vùng cực nam của thiên thể.

Tính đến thời điểm hiện nay, thế giới có 3 nước từng đưa tàu vũ trụ thành công lên Mặt trăng gồm: Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc.

Tính đến thời điểm hiện nay, thế giới có 3 nước từng đưa tàu vũ trụ thành công lên Mặt trăng gồm: Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc.

Nếu hạ cánh thành công, tàu thăm dò Luna-25 của Nga sẽ đến trước tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ khoảng 2 ngày để bắt đầu nỗ lực thám hiểm đầu tiên tại khu vực được tin có băng đá bao phủ của thiên thể này.

Nếu hạ cánh thành công, tàu thăm dò Luna-25 của Nga sẽ đến trước tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ khoảng 2 ngày để bắt đầu nỗ lực thám hiểm đầu tiên tại khu vực được tin có băng đá bao phủ của thiên thể này.

Thông qua sứ mệnh Luna-25, Nga kỳ vọng sẽ trở thành cường quốc đầu tiên đáp lên khu vực cực nam của Mặt trăng - nơi có khả năng tìm thấy băng nước.

Thông qua sứ mệnh Luna-25, Nga kỳ vọng sẽ trở thành cường quốc đầu tiên đáp lên khu vực cực nam của Mặt trăng - nơi có khả năng tìm thấy băng nước.

Luna-25 là tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên được chế tạo ở Nga với tất cả các linh kiện sản xuất trong nước. Trước đó, Liên Xô đã thực hiện 24 sứ mệnh Luna chính thức từ tháng 9/1958 - 8/1976.

Luna-25 là tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên được chế tạo ở Nga với tất cả các linh kiện sản xuất trong nước. Trước đó, Liên Xô đã thực hiện 24 sứ mệnh Luna chính thức từ tháng 9/1958 - 8/1976.

Mục tiêu của sứ mệnh Luna-25 là thực hiện nghiên cứu khoa học ở gần miệng núi lửa Boguslavsky ở cực nam Mặt trăng trong một năm. Tàu thăm dò này được trang bị các thiết bị phân tích thành phần đất, plasma và bụi để tìm các khoáng chất quý hiếm.

Mục tiêu của sứ mệnh Luna-25 là thực hiện nghiên cứu khoa học ở gần miệng núi lửa Boguslavsky ở cực nam Mặt trăng trong một năm. Tàu thăm dò này được trang bị các thiết bị phân tích thành phần đất, plasma và bụi để tìm các khoáng chất quý hiếm.

Mời độc giả xem video: Hình ảnh tàu Luna-25 vừa được Nga phóng lên thăm dò Mặt Trăng.

Tâm Anh (theo Reuters, CNN)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-nga-tro-lai-tham-hiem-mat-trang-sau-gan-50-nam-1887907.html