Vì sao phát xít Đức không sử dụng khí độc thần kinh trên chiến trường?

Theo các chuyên gia, phát xít Đức sở hữu một vũ khí hóa học cực nguy hiểm là khí độc thần kinh. Thế nhưng, chính quyền Hitler chưa bao giờ sử dụng vũ khí này để đối phó với quân Đồng minh.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, các nhà điều tra đã tìm được một số tài liệu mật của phát xít Đức. Trong số này, thông tin Đức quốc xã sở hữu khí độc thần kinh sarin gây bất ngờ lớn.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, các nhà điều tra đã tìm được một số tài liệu mật của phát xít Đức. Trong số này, thông tin Đức quốc xã sở hữu khí độc thần kinh sarin gây bất ngờ lớn.

Cụ thể, nhà hóa học Đức Gerhard Schrader làm việc cho tập đoàn hóa chất IG Farben là người có vai trò quan trọng trong việc tạo ra khí độc thần kinh. Trong quá trình nghiên cứu, phát triển những loại thuốc diệt côn trùng mới, ông Schrader nghiên cứu ra một hợp chất gọi là Dự bị 9/91 vào tháng 12/1936.

Cụ thể, nhà hóa học Đức Gerhard Schrader làm việc cho tập đoàn hóa chất IG Farben là người có vai trò quan trọng trong việc tạo ra khí độc thần kinh. Trong quá trình nghiên cứu, phát triển những loại thuốc diệt côn trùng mới, ông Schrader nghiên cứu ra một hợp chất gọi là Dự bị 9/91 vào tháng 12/1936.

Dự bị 9/91 là một chất độc thần kinh. Khi dung dịch này được pha loãng, côn trùng bị tiêu diệt sạch. Thậm chí, một số loài động vật khác bị nôn mửa, khó thở, giãn đồng tử, chảy nước dãi, đổ mồ hôi, tiêu chảy, thậm chí là tử vong khi tiếp xúc với khí độc thần kinh trên.

Dự bị 9/91 là một chất độc thần kinh. Khi dung dịch này được pha loãng, côn trùng bị tiêu diệt sạch. Thậm chí, một số loài động vật khác bị nôn mửa, khó thở, giãn đồng tử, chảy nước dãi, đổ mồ hôi, tiêu chảy, thậm chí là tử vong khi tiếp xúc với khí độc thần kinh trên.

Theo đó, các lãnh đạo của IG Farben cho rằng công trình nghiên cứu của ông Schrader không thành công khi không thể chỉ diệt trừ sâu bọ một cách có chọn lọc thay vì khiến toàn bộ các loài côn trùng, động vật tiếp xúc đều chết. Do sự nguy hiểm của Dự bị 9/91 đối với con người nên IG Farben đã đưa ra cảnh báo đối với quân đội Đức quốc xã về hợp chất độc mới.

Theo đó, các lãnh đạo của IG Farben cho rằng công trình nghiên cứu của ông Schrader không thành công khi không thể chỉ diệt trừ sâu bọ một cách có chọn lọc thay vì khiến toàn bộ các loài côn trùng, động vật tiếp xúc đều chết. Do sự nguy hiểm của Dự bị 9/91 đối với con người nên IG Farben đã đưa ra cảnh báo đối với quân đội Đức quốc xã về hợp chất độc mới.

Về sau, các nhà khoa học quân sự Đức tại Thành cổ Spandau tiến hành phân tích về Dự bị 9/91 của Gerhard Schrader. Họ ấn tượng mạnh trước mức độ nguy hiểm của chất độc thần kinh này. Do đó, họ đặt tên mới cho nó là Tabun (tiếng Đức có nghĩa là cấm kỵ).

Về sau, các nhà khoa học quân sự Đức tại Thành cổ Spandau tiến hành phân tích về Dự bị 9/91 của Gerhard Schrader. Họ ấn tượng mạnh trước mức độ nguy hiểm của chất độc thần kinh này. Do đó, họ đặt tên mới cho nó là Tabun (tiếng Đức có nghĩa là cấm kỵ).

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra, các thử nghiệm Tabun cho thấy vũ khí này có thể khiến con người tử vong sau 20 phút tiếp xúc. Từ đây, họ nghiên cứu để biến Tabun thành một vũ khí để quân đội của Hitler có thể sử dụng trên chiến trường, gây thương vong lớn cho quân Đồng minh.

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra, các thử nghiệm Tabun cho thấy vũ khí này có thể khiến con người tử vong sau 20 phút tiếp xúc. Từ đây, họ nghiên cứu để biến Tabun thành một vũ khí để quân đội của Hitler có thể sử dụng trên chiến trường, gây thương vong lớn cho quân Đồng minh.

Đến năm 1938, ông Schrader và các nhà khoa học Đức tổng hợp được một tác nhân thần kinh mới độc gấp 2 lần Tabun khi thử nghiệm trên khỉ. Tháng 6/1939, ông Schrader mang hợp chất mới đặt tên là Substance 146 đến Thành cổ Spandau. Tại đây, các nhà hóa học quân sự nghiên cứu tác động và phương pháp sản xuất chất độc thần kinh mới. Cuối cùng, Substance 146 được Đức đổi tên thành Sarin.

Đến năm 1938, ông Schrader và các nhà khoa học Đức tổng hợp được một tác nhân thần kinh mới độc gấp 2 lần Tabun khi thử nghiệm trên khỉ. Tháng 6/1939, ông Schrader mang hợp chất mới đặt tên là Substance 146 đến Thành cổ Spandau. Tại đây, các nhà hóa học quân sự nghiên cứu tác động và phương pháp sản xuất chất độc thần kinh mới. Cuối cùng, Substance 146 được Đức đổi tên thành Sarin.

Sau khi Thế chiến 2 nổ ra, các nhà khoa học phát xít Đức đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất Sarin ở Falkenhagen, cách Berlin khoảng 70 km.

Sau khi Thế chiến 2 nổ ra, các nhà khoa học phát xít Đức đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất Sarin ở Falkenhagen, cách Berlin khoảng 70 km.

Một số quan chức quốc phòng Đức quốc xã đã báo cáo lên Hitler về Sarin và muốn triển khai chất độc thần kinh này trên chiến trường. Tuy nhiên, trùm phát xít Đức từ chối. Ngay cả khi phát xít Đức thất bại liên tiếp ở Liên Xô và châu Âu từ cuối năm 1944, Hitler kiên quyết không sử dụng vũ khí nguy hiểm này.

Một số quan chức quốc phòng Đức quốc xã đã báo cáo lên Hitler về Sarin và muốn triển khai chất độc thần kinh này trên chiến trường. Tuy nhiên, trùm phát xít Đức từ chối. Ngay cả khi phát xít Đức thất bại liên tiếp ở Liên Xô và châu Âu từ cuối năm 1944, Hitler kiên quyết không sử dụng vũ khí nguy hiểm này.

Theo một số chuyên gia, sở dĩ Hitler không chấp thuận sử dụng Sarin được cho là vì y từng là nạn nhân của cuộc tấn công bằng khí mù tạt - một vũ khí hóa học được sử dụng trong Thế chiến 1. Do tiếp xúc với khí mù tạt trong một cuộc chiến nên Hitler bị mù tạm thời. Điều này trở thành ký ức hãi hùng đối với y. Vậy nên, trùm phát xít không muốn sử dụng sarin trên chiến trường.

Theo một số chuyên gia, sở dĩ Hitler không chấp thuận sử dụng Sarin được cho là vì y từng là nạn nhân của cuộc tấn công bằng khí mù tạt - một vũ khí hóa học được sử dụng trong Thế chiến 1. Do tiếp xúc với khí mù tạt trong một cuộc chiến nên Hitler bị mù tạm thời. Điều này trở thành ký ức hãi hùng đối với y. Vậy nên, trùm phát xít không muốn sử dụng sarin trên chiến trường.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV,

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-phat-xit-duc-khong-su-dung-khi-doc-than-kinh-tren-chien-truong-1744555.html