Vì sao quân của Hitler điên cuồng thu lượm vũ khí của Liên Xô?

Trong Chiến tranh thế giới 2, khi quân đội Đức quốc xã tấn công xâm lược Liên Xô, trùm phát xít Hitler đã ra một mệnh lệnh là thu thập các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh của kẻ thù. Mục đích của Hitler là gì khi ra quyết định trên?

Dù đã ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau năm 1939 nhưng Đức quốc xã theo lệnh trùm phát xít Hitler bất ngờ thực hiện chiến dịch Barbarossa vào tháng 6/1941 nhằm xâm lược Liên Xô.

Dù đã ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau năm 1939 nhưng Đức quốc xã theo lệnh trùm phát xít Hitler bất ngờ thực hiện chiến dịch Barbarossa vào tháng 6/1941 nhằm xâm lược Liên Xô.

Theo đó, hơn 3 triệu quân Đức đồng loạt tiến vào lãnh thổ Liên Xô từ 3 hướng để nhanh chóng thôn tính được nước này. Ngoài đội quân hùng hậu, phát xít Đức huy động 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay và khoảng 7.000 khẩu pháo cùng nhiều vũ khí khác.

Theo đó, hơn 3 triệu quân Đức đồng loạt tiến vào lãnh thổ Liên Xô từ 3 hướng để nhanh chóng thôn tính được nước này. Ngoài đội quân hùng hậu, phát xít Đức huy động 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay và khoảng 7.000 khẩu pháo cùng nhiều vũ khí khác.

Trong cuộc chiến tại Liên Xô, nhà độc tài Hitler đã hạ một lệnh đặc biệt là thu thập các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh của kẻ thù.

Trong cuộc chiến tại Liên Xô, nhà độc tài Hitler đã hạ một lệnh đặc biệt là thu thập các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh của kẻ thù.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, lính phát xít Đức cố gắng thu giữ được súng trường Tokarev (SVT). Đây là một trong số những loại vũ khí cá nhân hiện đại nhất của Liên Xô.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, lính phát xít Đức cố gắng thu giữ được súng trường Tokarev (SVT). Đây là một trong số những loại vũ khí cá nhân hiện đại nhất của Liên Xô.

Sau khi lấy được một số khẩu súng trường Tokarev (SVT) của Liên Xô, lính Đức quốc xã nhanh chóng gửi về nước. Ngay sau đó, các nhà khoa học làm việc cho chính quyền Hitler tiến hành "mổ xẻ" súng trường Tokarev (SVT) để tìm hiểu công nghệ cũng như những ưu - nhược điểm của vũ khí này.

Sau khi lấy được một số khẩu súng trường Tokarev (SVT) của Liên Xô, lính Đức quốc xã nhanh chóng gửi về nước. Ngay sau đó, các nhà khoa học làm việc cho chính quyền Hitler tiến hành "mổ xẻ" súng trường Tokarev (SVT) để tìm hiểu công nghệ cũng như những ưu - nhược điểm của vũ khí này.

Từ đó, các nhà khoa học phát xít Đức nghiên cứu và chế tạo vũ khí mới nhằm giúp nước này chiếm được ưu thế trên chiến trường.

Từ đó, các nhà khoa học phát xít Đức nghiên cứu và chế tạo vũ khí mới nhằm giúp nước này chiếm được ưu thế trên chiến trường.

Trong số này có việc, các chuyên gia làm việc cho phát xít Đức chế tạo súng trường tự động nạp đạn Gewehr-41 (G-41) dựa trên những "bí mật" thu được từ súng trường Tokarev (SVT) của Liên Xô.

Trong số này có việc, các chuyên gia làm việc cho phát xít Đức chế tạo súng trường tự động nạp đạn Gewehr-41 (G-41) dựa trên những "bí mật" thu được từ súng trường Tokarev (SVT) của Liên Xô.

Không chỉ phục vụ nghiên cứu, nhiều khẩu súng trường Tokarev (SVT) của Liên Xô bị Đức quốc xã thu giữ và tái trang bị cho đội quân xâm lược của Hitler.

Không chỉ phục vụ nghiên cứu, nhiều khẩu súng trường Tokarev (SVT) của Liên Xô bị Đức quốc xã thu giữ và tái trang bị cho đội quân xâm lược của Hitler.

Ngoài súng trường Tokarev (SVT), quân Đức quốc xã còn thu giữ nhiều loại vũ khí khác của Liên Xô như súng tiểu liên PPSh-41 (Shpagin).

Ngoài súng trường Tokarev (SVT), quân Đức quốc xã còn thu giữ nhiều loại vũ khí khác của Liên Xô như súng tiểu liên PPSh-41 (Shpagin).

Nhờ số vũ khí thu được của Liên Xô, kho vũ khí của Hitler có những sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, điều này không thể giúp Đức quốc xã chiếm được Liên Xô.

Nhờ số vũ khí thu được của Liên Xô, kho vũ khí của Hitler có những sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, điều này không thể giúp Đức quốc xã chiếm được Liên Xô.

Mời quý độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2? (nguồn: VTC14).

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-quan-cua-hitler-dien-cuong-thu-luom-vu-khi-cua-lien-xo-1331151.html