Vì sao rủi ro xung đột quân sự Mỹ - Trung ở Biển Đông đáng lo ngại?

Không nơi nào tàu chiến, máy bay chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc lại 'chạm trán' với tần suất lớn như ở Biển Đông, nơi đây là tuyến hàng hải quan trọng cho vận tải và thương mại toàn cầu.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng trên nhiều vấn đề, từ thương mại, dịch bệnh COVID-19 đến Hong Kong, hai quốc gia có nguy cơ cao rơi vào tình thế đối đầu quân sự tại Biển Đông, khi máy bay và tàu chiến của hai nước thường xuyên “đối đầu” nhau.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng trên nhiều vấn đề, từ thương mại, dịch bệnh COVID-19 đến Hong Kong, hai quốc gia có nguy cơ cao rơi vào tình thế đối đầu quân sự tại Biển Đông, khi máy bay và tàu chiến của hai nước thường xuyên “đối đầu” nhau.

Một cuộc xung đột quân sự sẽ làm cả hai bên thiệt hại nặng, mặc dù hai bên cố gắng các hoạt động kiềm chế để tình hình không bị đẩy đi quá xa. Tuy nhiên, trong thời điểm căng thẳng gia tăng, mọi tính toán sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Ảnh: Tàu chiến Mỹ đang thực hiện tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

Một cuộc xung đột quân sự sẽ làm cả hai bên thiệt hại nặng, mặc dù hai bên cố gắng các hoạt động kiềm chế để tình hình không bị đẩy đi quá xa. Tuy nhiên, trong thời điểm căng thẳng gia tăng, mọi tính toán sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Ảnh: Tàu chiến Mỹ đang thực hiện tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, Hải quân Mỹ đã tiến hành 4 lượt tuần tra tự do hàng hải, hay còn được gọi là FONOPS trên Biển Đông, và có thể vượt qua con số 8 lượt của năm 2019; hiện hải quân hai nước đang tham gia vào một trò chơi “đuổi bắt” với những tình huống cận kề nguy hiểm. Ảnh: Tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry trong một lần hoạt động chung tại Biển Đông vào giữa tháng 4/2020.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, Hải quân Mỹ đã tiến hành 4 lượt tuần tra tự do hàng hải, hay còn được gọi là FONOPS trên Biển Đông, và có thể vượt qua con số 8 lượt của năm 2019; hiện hải quân hai nước đang tham gia vào một trò chơi “đuổi bắt” với những tình huống cận kề nguy hiểm. Ảnh: Tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry trong một lần hoạt động chung tại Biển Đông vào giữa tháng 4/2020.

Trong bài phát biểu tại kỳ họp của Chính Hiệp Trung Quốc (tức Quốc hội), diễn ra ở Bắc Kinh hôm 26/5, Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu quân đội nước này tăng cường huấn luyện, chuẩn bị cho chiến tranh. Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào các đại biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 của Chính Hiệp Trung Quốc Khóa 13, ngày 21/5.

Trong bài phát biểu tại kỳ họp của Chính Hiệp Trung Quốc (tức Quốc hội), diễn ra ở Bắc Kinh hôm 26/5, Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu quân đội nước này tăng cường huấn luyện, chuẩn bị cho chiến tranh. Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào các đại biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 của Chính Hiệp Trung Quốc Khóa 13, ngày 21/5.

Mặc dù khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước là thấp, nhưng không phải là không có, khi các vũ khí, khí tài quân sự của cả hai bên hoạt động thường xuyên với với tần suất cao hơn trên Biển Đông, và việc nhầm lẫn dẫn đến việc vô tình sử dụng vũ lực, gây tình trạng leo thang căng thẳng, là nguy cơ mà hai bên không thể lường trước được. Ảnh: Tuần dương hạm USS Shiloh của Mỹ phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở biển Philippines.

Mặc dù khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước là thấp, nhưng không phải là không có, khi các vũ khí, khí tài quân sự của cả hai bên hoạt động thường xuyên với với tần suất cao hơn trên Biển Đông, và việc nhầm lẫn dẫn đến việc vô tình sử dụng vũ lực, gây tình trạng leo thang căng thẳng, là nguy cơ mà hai bên không thể lường trước được. Ảnh: Tuần dương hạm USS Shiloh của Mỹ phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở biển Philippines.

Dù Mỹ không phải là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ luôn khẳng định quyền tự do hàng hải ở khu vực biển quốc tế và hỗ trợ một số quốc gia nhỏ hơn, nhằm đối phó với sự “hung hăng” của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Nhóm tàu chiến của Hải quân Mỹ và Australia trên Biển Đông.

Dù Mỹ không phải là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ luôn khẳng định quyền tự do hàng hải ở khu vực biển quốc tế và hỗ trợ một số quốc gia nhỏ hơn, nhằm đối phó với sự “hung hăng” của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Nhóm tàu chiến của Hải quân Mỹ và Australia trên Biển Đông.

Việc Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp và xây dựng trái phép các bãi đá, rạn san hô thành đảo nhân tạo, triển khai vũ khí đến các đảo này. Thời gian gần đây, Bắc Kinh cũng điều tàu bảo vệ bờ biển được trang bị vũ khí giống như một tàu hải quân tiêu chuẩn để hộ tống các tàu đánh cá. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) trong một lần xuất hiện ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp và xây dựng trái phép các bãi đá, rạn san hô thành đảo nhân tạo, triển khai vũ khí đến các đảo này. Thời gian gần đây, Bắc Kinh cũng điều tàu bảo vệ bờ biển được trang bị vũ khí giống như một tàu hải quân tiêu chuẩn để hộ tống các tàu đánh cá. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) trong một lần xuất hiện ở Biển Đông.

Tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố ý định ưu tiên điều động các lực lượng Mỹ từ những khu vực khác tới châu Á-Thái Bình Dương; tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã khiến Mỹ phải hủy hoặc cắt giảm quy mô các cuộc tập trận, cũng như tạm dừng hoạt động 1/2 số tàu sân bay của nước này. Ảnh: Tàu đổ bộ USS America (LHA 6) được Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương xác nhận đang hoạt động trên Biển Đông.

Tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố ý định ưu tiên điều động các lực lượng Mỹ từ những khu vực khác tới châu Á-Thái Bình Dương; tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã khiến Mỹ phải hủy hoặc cắt giảm quy mô các cuộc tập trận, cũng như tạm dừng hoạt động 1/2 số tàu sân bay của nước này. Ảnh: Tàu đổ bộ USS America (LHA 6) được Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương xác nhận đang hoạt động trên Biển Đông.

Tuy nhiên vẫn còn những điểm nóng dễ dẫn tới bùng phát xung đột, như việc gần đây một tàu chiến của Trung Quốc, di chuyển “không chuyên nghiệp và không an toàn” gần tàu khu trục USS. Mustin của Mỹ, khi con tàu này tuần tra trên Biển Đông; theo thống kê của phía Mỹ, đã có ít nhất 9 sự cố liên quan đến máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay trinh sát của Mỹ trên không phận Biển Đông. Ảnh: Tàu USS Decatur của Mỹ (trái) và tàu Lanzhou của Trung Quốc chạm trán nhau trên Biển Đông hồi tháng 9/2018.

Tuy nhiên vẫn còn những điểm nóng dễ dẫn tới bùng phát xung đột, như việc gần đây một tàu chiến của Trung Quốc, di chuyển “không chuyên nghiệp và không an toàn” gần tàu khu trục USS. Mustin của Mỹ, khi con tàu này tuần tra trên Biển Đông; theo thống kê của phía Mỹ, đã có ít nhất 9 sự cố liên quan đến máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay trinh sát của Mỹ trên không phận Biển Đông. Ảnh: Tàu USS Decatur của Mỹ (trái) và tàu Lanzhou của Trung Quốc chạm trán nhau trên Biển Đông hồi tháng 9/2018.

Trên thực tế, có rất nhiều cơ chế để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai quốc gia này cùng 19 nước khác đã tham gia Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), với một giao thức đã được chuẩn hóa về quy trình đảm bảo an toàn. Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết họ đã liên lạc chặt chẽ hơn với quân đội Trung Quốc, đảm bảo CUES được thực thi. Ảnh: Tàu HD-8 là công cụ mà Trung Quốc sử dụng để phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí của các nước trên Biển Đông.

Trên thực tế, có rất nhiều cơ chế để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai quốc gia này cùng 19 nước khác đã tham gia Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), với một giao thức đã được chuẩn hóa về quy trình đảm bảo an toàn. Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết họ đã liên lạc chặt chẽ hơn với quân đội Trung Quốc, đảm bảo CUES được thực thi. Ảnh: Tàu HD-8 là công cụ mà Trung Quốc sử dụng để phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí của các nước trên Biển Đông.

Tuy nhiên, những quy tắc này không áp dụng với lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc dân quân biển, vốn đang được Trung Quốc sử dụng rộng rãi để áp đặt yêu sách chủ quyền phi pháp đối với 80% diện tích của Biển Đông. Đã có nhiều sự cố xảy ra giữa các lực lượng của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngăn cản và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 4 vừa qua.

Tuy nhiên, những quy tắc này không áp dụng với lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc dân quân biển, vốn đang được Trung Quốc sử dụng rộng rãi để áp đặt yêu sách chủ quyền phi pháp đối với 80% diện tích của Biển Đông. Đã có nhiều sự cố xảy ra giữa các lực lượng của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngăn cản và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 4 vừa qua.

Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hải quân nước này đã “theo dõi và trục xuất” một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ vào ngày 28/4; Trung Quốc cho rằng, con tàu trên đã "xâm nhập" vào cái mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa ở Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Ảnh: Tàu thăm dò West Capella do Petronas điều hành đang khảo sát trên Biển Đông.

Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hải quân nước này đã “theo dõi và trục xuất” một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ vào ngày 28/4; Trung Quốc cho rằng, con tàu trên đã "xâm nhập" vào cái mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa ở Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Ảnh: Tàu thăm dò West Capella do Petronas điều hành đang khảo sát trên Biển Đông.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tập trung tăng cường năng lực quân đội ở trên bộ, trên không và trên biển. Chỉ trong 15 năm, Trung Quốc đã tăng gấp đôi nguồn cung các bệ phóng và chế tạo những loại vũ khí vượt xa tầm hoạt động của các đầu đạn tiêu chuẩn, có thể vươn tới hầu hết các căn cứ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tập trung tăng cường năng lực quân đội ở trên bộ, trên không và trên biển. Chỉ trong 15 năm, Trung Quốc đã tăng gấp đôi nguồn cung các bệ phóng và chế tạo những loại vũ khí vượt xa tầm hoạt động của các đầu đạn tiêu chuẩn, có thể vươn tới hầu hết các căn cứ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Ông Trịnh Vĩnh Niên, giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, bày tỏ "Mối quan hệ Mỹ -Trung đang rơi tự do, được thúc đẩy bởi những nhân vật cứng rắn từ cả hai phía. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chiến tranh Lạnh mới giữa 2 bên đang leo thang. Bây giờ mọi người bắt đầu lo lắng về nguy cơ "chiến tranh nóng" giữa Mỹ và Trung Quốc", chuyên gia này cho biết.

Ông Trịnh Vĩnh Niên, giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, bày tỏ "Mối quan hệ Mỹ -Trung đang rơi tự do, được thúc đẩy bởi những nhân vật cứng rắn từ cả hai phía. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chiến tranh Lạnh mới giữa 2 bên đang leo thang. Bây giờ mọi người bắt đầu lo lắng về nguy cơ "chiến tranh nóng" giữa Mỹ và Trung Quốc", chuyên gia này cho biết.

Video Tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông - Nguồn: VTC Now

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-rui-ro-xung-dot-quan-su-my-trung-o-bien-dong-dang-lo-ngai-1389981.html