Vì sao Saddam Hussein từng nghĩ Iraq có thể đánh bại quân đội Mỹ?

Vì những tính toán sai lầm chiến lược, nên Saddam Hussein (1937 – 2006), nguyên Tổng thống của Iraq đã thất bại, kéo theo sự sụp đổ của một 'đế chế'.

Trước Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra (1/1991), Saddam đã đánh giá sai lầm nghiêm trọng tình hình lúc bấy giờ, do vậy đã đem quân xâm lược quốc gia nhỏ bé Kuwait, đất nước mà Saddam Hussein tin rằng, đã là một phần của Iraq trước khi bị thực dân Anh chia cắt. Ảnh: Quân đội Iraq tiến quân vào Kuwait - Nguồn: Nostalgiacentral.

Trước Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra (1/1991), Saddam đã đánh giá sai lầm nghiêm trọng tình hình lúc bấy giờ, do vậy đã đem quân xâm lược quốc gia nhỏ bé Kuwait, đất nước mà Saddam Hussein tin rằng, đã là một phần của Iraq trước khi bị thực dân Anh chia cắt. Ảnh: Quân đội Iraq tiến quân vào Kuwait - Nguồn: Nostalgiacentral.

Saddam lầm tưởng rằng, lực lượng của ông có thể giáng một đòn nặng nề vào lực lượng liên minh đa quốc gia, và cuối cùng buộc liên quân đa quốc gia phải từ bỏ cuộc chiến hoặc ít nhất là bị Syria lầy tại đây, nhờ đó ông có thể thắng trong cuộc chiến. Ảnh: Pháo binh Quân đội Iraq trong xâm lược Kuwait - Nguồn: Nostalgiacentral.

Saddam lầm tưởng rằng, lực lượng của ông có thể giáng một đòn nặng nề vào lực lượng liên minh đa quốc gia, và cuối cùng buộc liên quân đa quốc gia phải từ bỏ cuộc chiến hoặc ít nhất là bị Syria lầy tại đây, nhờ đó ông có thể thắng trong cuộc chiến. Ảnh: Pháo binh Quân đội Iraq trong xâm lược Kuwait - Nguồn: Nostalgiacentral.

Cuộc chiến quy mô lớn của quân đội Mỹ trước Chiến tranh Vùng Vịnh là Chiến tranh Việt Nam. Trong Chiến tranh Việt Nam, mục tiêu cuộc chiến của Mỹ là phi nghĩa, nên phong trào phản chiến trong nước Mỹ nổ ra rất lớn. Ảnh: Xe tăng T-55 và hệ thống phòng không tầm thấp Crotale của quân đội Iraq trên đường phố Kuwait năm 1990 - Nguồn: The Arab Weekly.

Cuộc chiến quy mô lớn của quân đội Mỹ trước Chiến tranh Vùng Vịnh là Chiến tranh Việt Nam. Trong Chiến tranh Việt Nam, mục tiêu cuộc chiến của Mỹ là phi nghĩa, nên phong trào phản chiến trong nước Mỹ nổ ra rất lớn. Ảnh: Xe tăng T-55 và hệ thống phòng không tầm thấp Crotale của quân đội Iraq trên đường phố Kuwait năm 1990 - Nguồn: The Arab Weekly.

Cùng với đó là những thất bại nặng nề về quân sự trên chiến trường Việt Nam, đã tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của người dân Mỹ cũng như giới tinh hoa chính trị của nước Mỹ; thực tế là Mỹ đã bị sa lầy trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: Người dân Kuwait chạy tị nạn sang các nước láng giềng khi quân đội Iraq xâm lược - Nguồn: AFP.

Cùng với đó là những thất bại nặng nề về quân sự trên chiến trường Việt Nam, đã tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của người dân Mỹ cũng như giới tinh hoa chính trị của nước Mỹ; thực tế là Mỹ đã bị sa lầy trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: Người dân Kuwait chạy tị nạn sang các nước láng giềng khi quân đội Iraq xâm lược - Nguồn: AFP.

Có lẽ thất bại của Mỹ tại Việt Nam đã khiến Saddam tin rằng, ông có thể biến Iraq thành chiến trường Việt Nam thứ hai; tuy nhiên việc Saddam đưa quân vào Kuwait, một quốc gia có chủ quyền đã khiến ông mang danh là kẻ đi xâm lược và bị sự tẩy chay của quốc tế. Ảnh: Sự hiếu chiến của ông Saddam đã khiến "đế chế" của ông sụp đổ - Nguồn: RTE.

Có lẽ thất bại của Mỹ tại Việt Nam đã khiến Saddam tin rằng, ông có thể biến Iraq thành chiến trường Việt Nam thứ hai; tuy nhiên việc Saddam đưa quân vào Kuwait, một quốc gia có chủ quyền đã khiến ông mang danh là kẻ đi xâm lược và bị sự tẩy chay của quốc tế. Ảnh: Sự hiếu chiến của ông Saddam đã khiến "đế chế" của ông sụp đổ - Nguồn: RTE.

Cùng với đó là Iraq đã thực sự kiệt quệ sau cuộc chiến 8 năm với Iran, nhưng khác với Iran bị các cường quốc cô lập, trong cuộc chiến với Iran thì Iraq đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Liên Xô, Pháp và các quốc gia khác. Ảnh: Binh lính Iraq bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq - Nguồn: Wkipedia.

Cùng với đó là Iraq đã thực sự kiệt quệ sau cuộc chiến 8 năm với Iran, nhưng khác với Iran bị các cường quốc cô lập, trong cuộc chiến với Iran thì Iraq đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Liên Xô, Pháp và các quốc gia khác. Ảnh: Binh lính Iraq bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq - Nguồn: Wkipedia.

Trong cuộc chiến với Iran, Saddam đã xây dựng được một đội quân tương đối hùng mạnh với kinh nghiệm chiến đấu nhất định, được trang bị một số lượng lớn vũ khí và trang thiết bị tương đối tiên tiến, vào thời điểm đó là lực lượng quân sự mạnh của khu vực Trung Đông. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-1B rải bom xuống Iraq - Nguồn: Wkipedia.

Trong cuộc chiến với Iran, Saddam đã xây dựng được một đội quân tương đối hùng mạnh với kinh nghiệm chiến đấu nhất định, được trang bị một số lượng lớn vũ khí và trang thiết bị tương đối tiên tiến, vào thời điểm đó là lực lượng quân sự mạnh của khu vực Trung Đông. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-1B rải bom xuống Iraq - Nguồn: Wkipedia.

Vì vậy, tất cả những điều này đã tạo cho Saddam sự tự tin mạnh mẽ Theo quan điểm của Saddam, quân đội Mỹ không có gì là khủng khiếp, ngay cả khi có một số vũ khí tối tân, họ sẽ chiến đấu chống lại quân đội Iraq từ xa và kết quả sẽ không thể tốt hơn ở Việt Nam. Ảnh: Mỹ bố trí hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot bảo vệ đồng minh Saudi Arabia - Nguồn: AFP.

Vì vậy, tất cả những điều này đã tạo cho Saddam sự tự tin mạnh mẽ Theo quan điểm của Saddam, quân đội Mỹ không có gì là khủng khiếp, ngay cả khi có một số vũ khí tối tân, họ sẽ chiến đấu chống lại quân đội Iraq từ xa và kết quả sẽ không thể tốt hơn ở Việt Nam. Ảnh: Mỹ bố trí hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot bảo vệ đồng minh Saudi Arabia - Nguồn: AFP.

Saddam tin rằng, với thực lực quân đội của Iraq, ông ta có thể giáng một đòn mạnh vào liên minh đa quốc gia do quân đội Mỹ dẫn đầu, và cuối cùng buộc Mỹ từ bỏ cuộc chiến và nhận ra những lợi ích mà Iraq đã đạt được. Ảnh: Tàu sân bay Mỹ tại Vùng Vịnh sẵn sàng tiến công Iraq - Nguồn: AFP

Saddam tin rằng, với thực lực quân đội của Iraq, ông ta có thể giáng một đòn mạnh vào liên minh đa quốc gia do quân đội Mỹ dẫn đầu, và cuối cùng buộc Mỹ từ bỏ cuộc chiến và nhận ra những lợi ích mà Iraq đã đạt được. Ảnh: Tàu sân bay Mỹ tại Vùng Vịnh sẵn sàng tiến công Iraq - Nguồn: AFP

Cùng với đó là tính khí được cho là bất thường của Saddam, khi ông không đánh giá hết tình hình, đặc biệt là sự phát triển về công nghệ cũng như vũ khí của Mỹ và phương Tây khi đó. Do đó, Saddam vẫn không lay chuyển trước tối hậu thư rút quân khỏi Kuwait và quyết định tham chiến. Ảnh: Xe ô tô của Iraq bị liên quân phá hủy trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 - Nguồn: AFP

Cùng với đó là tính khí được cho là bất thường của Saddam, khi ông không đánh giá hết tình hình, đặc biệt là sự phát triển về công nghệ cũng như vũ khí của Mỹ và phương Tây khi đó. Do đó, Saddam vẫn không lay chuyển trước tối hậu thư rút quân khỏi Kuwait và quyết định tham chiến. Ảnh: Xe ô tô của Iraq bị liên quân phá hủy trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 - Nguồn: AFP

Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực quân sự chống lại Iraq nếu nước này từ chối rút quân trước ngày 15/1/1991; như vậy Saddam chấp nhận đương đầu với khoảng 700.000 quân đồng minh, chủ yếu là Mỹ, đã tập trung tại Trung Đông để buộc Iraq tuân thủ thời hạn cuối cùng. Ảnh: Xe tăng Type-69 của Iraq bị phá hủy phía sau là giếng dầu bị đốt cháy - Nguồn: AFP

Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực quân sự chống lại Iraq nếu nước này từ chối rút quân trước ngày 15/1/1991; như vậy Saddam chấp nhận đương đầu với khoảng 700.000 quân đồng minh, chủ yếu là Mỹ, đã tập trung tại Trung Đông để buộc Iraq tuân thủ thời hạn cuối cùng. Ảnh: Xe tăng Type-69 của Iraq bị phá hủy phía sau là giếng dầu bị đốt cháy - Nguồn: AFP

Lúc 19 giờ 30 phút theo giờ Iraq ngày 16/1/1991, chiến dịch “Bão táp Sa mạc” bắt đầu, khi những chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên cất cánh từ Ả Rập Xê-út và các tàu sân bay của Mỹ và Anh trong vùng Vịnh Ba Tư, tiến hành không kích vào các căn cứ quân sự trọng yếu, trung tâm chính trị đầu não của Iraq. Ảnh: Quân đội liên quân tiến quân vào Kuwait - Nguồn: AFP

Lúc 19 giờ 30 phút theo giờ Iraq ngày 16/1/1991, chiến dịch “Bão táp Sa mạc” bắt đầu, khi những chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên cất cánh từ Ả Rập Xê-út và các tàu sân bay của Mỹ và Anh trong vùng Vịnh Ba Tư, tiến hành không kích vào các căn cứ quân sự trọng yếu, trung tâm chính trị đầu não của Iraq. Ảnh: Quân đội liên quân tiến quân vào Kuwait - Nguồn: AFP

Chiến dịch “Bão táp Sa mạc” cũng là lần đầu tiên thế giới chứng kiến máy bay ném bom tàng hình, tên lửa hành trình Tomahawk, trinh sát vệ tinh, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo lần đầu được đưa vào sử dụng; và Tổng thống Iraq cũng không ngờ sức mạnh khủng khiếp của Mỹ và liên quân. Ảnh: Tù binh Iraq bị liên quân bắt sống; Nguồn: Wkipedia.

Chiến dịch “Bão táp Sa mạc” cũng là lần đầu tiên thế giới chứng kiến máy bay ném bom tàng hình, tên lửa hành trình Tomahawk, trinh sát vệ tinh, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo lần đầu được đưa vào sử dụng; và Tổng thống Iraq cũng không ngờ sức mạnh khủng khiếp của Mỹ và liên quân. Ảnh: Tù binh Iraq bị liên quân bắt sống; Nguồn: Wkipedia.

Ngày 24/1/1991, liên quân bắt đầu một cuộc tấn công lớn trên bộ, các lực lượng vũ trang đã lạc hậu và thiếu trang bị của Iraq nhanh chóng bị áp đảo. Đến cuối ngày, quân đội Iraq về cơ bản đã bị vô hiệu hóa, hơn 10.000 binh lính bị bắt giữ làm tù nhân. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-72 của Iraq bị bắn cháy và những giếng dầu bị Iraq đốt - Nguồn: AFP

Ngày 24/1/1991, liên quân bắt đầu một cuộc tấn công lớn trên bộ, các lực lượng vũ trang đã lạc hậu và thiếu trang bị của Iraq nhanh chóng bị áp đảo. Đến cuối ngày, quân đội Iraq về cơ bản đã bị vô hiệu hóa, hơn 10.000 binh lính bị bắt giữ làm tù nhân. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-72 của Iraq bị bắn cháy và những giếng dầu bị Iraq đốt - Nguồn: AFP

Chưa đến bốn ngày sau đó, Kuwait được giải phóng, và phần lớn các lực lượng vũ trang Iraq hoặc đã đầu hàng và rút về Iraq, hoặc bị tiêu diệt. Sau này các nhà sử học cho rằng, cuộc xâm lược Kuwait của Tổng thống Saddam "là khởi đầu cho sự kết thúc". Ảnh: Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: AFP

Chưa đến bốn ngày sau đó, Kuwait được giải phóng, và phần lớn các lực lượng vũ trang Iraq hoặc đã đầu hàng và rút về Iraq, hoặc bị tiêu diệt. Sau này các nhà sử học cho rằng, cuộc xâm lược Kuwait của Tổng thống Saddam "là khởi đầu cho sự kết thúc". Ảnh: Liên quân tiến vào Kuwait - Nguồn: AFP

Video Mỹ thả siêu bom, tấn công IS tại Afghanistan - Nguồn: VTC14

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-saddam-hussein-tung-nghi-iraq-co-the-danh-bai-quan-doi-my-1432866.html