Vì sao Su-30MKI Ấn Độ đắt gấp đôi Su-30SM Nga?
Tạp chí Military Watch đã giải thích tại sao tiêm kích đa năng Su-30MKI thuộc thế hệ 4+ của Ấn Độ lại có giá cao gần gấp đôi Su-30SM của Nga.
Su-30MKI được đưa vào sử dụng tại New Delhi vào năm 2002. Kể từ đó, chúng đã trở thành xương sống của Không quân Ấn Độ (IAF) và số lượng dòng tiêm kích này đã lên tới trên 270 chiếc.
Các máy bay chiến đấu nói trên thay thế cho MiG-21, MiG-23 và MiG-27 đã lỗi thời. Giới chuyên gia gọi Su-30MKI là tiêm kích cần thiết và quan trọng nhất của IAF.
Tuy nhiên nhiều nhà phân tích ngạc nhiên rằng các biến thể Su-30 khác như Su-30SM của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, Su-30MKK của Không quân Trung Quốc và Su-30MKA của Không quân Algeria, lại rẻ hơn nhiều so với Su-30MKI của Ấn Độ.
So với Su-30MKI, người Ấn Độ chỉ phải trả 62 triệu USD/chiếc. Giá máy bay tăng 25 triệu USD khi so với Su-30SM nội địa của Nga có giá thành sản xuất khoảng 37 triệu USD.
Nguyên nhân chính khiến giá thành của Su-30MKI cao là do việc sản xuất loại máy bay này ở Ấn Độ không hiệu quả.NgươiẦ́nsản xuất chúng với số lượng nhỏ theo giấy phép, và điều này được phản ánh trong giá thành của sản phẩm cuối cùng.
Nga chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ, điều này mang lại lợi ích cho tổ hợp công nghiệp - quân sự của quốc gia Nam Á, nhưng số lượng đơn đặt hàng nhỏ đẩy giá lên cao.
Nếu đơn thuần về tiền bạc, New Delhi sẽ có lợi hơn nếu mua Su-30MKI trực tiếp từ các nhà máy của Nga, nhưng họ đã lựa chọn đi theo con đường khác.
Một lý do khác là Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định tích hợp nhiều công nghệ của các nước khác vào chiến đấu cơ.
Họ muốn trang bị cho Su-30MKI tên lửa MICA của Pháp, ASRAAM của Anh, bom dẫn đường của Israel và đạn dược trong nước. Đương nhiên tất cả điều này ảnh hưởng đến giá của sản phẩm cuối cùng, vì nó yêu cầu tích hợp các hệ thống điện tử tương ứng.