Vì sao thánh địa Machu Picchu 'bất tử' trước những trận động đất kinh hoàng?

Với niên đại hơn 500 tuổi, thánh địa Machu Picchu của người Inca nằm trên một sườn núi ở độ cao hơn 2.400m của Peru. Dù hứng chịu nhiều trận động đất mạnh, công trình này vẫn tồn tại đến ngày nay.

Một di tích nổi tiếng của chế chế Inca tồn tại đến ngày nay là thánh địa Machu Picchu. Nằm trên một sườn núi cao 2.430m, thuộc dãy núi phía Đông ở miền Nam Peru, Machu Picchu còn được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca".

Một di tích nổi tiếng của chế chế Inca tồn tại đến ngày nay là thánh địa Machu Picchu. Nằm trên một sườn núi cao 2.430m, thuộc dãy núi phía Đông ở miền Nam Peru, Machu Picchu còn được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca".

Sở dĩ thành phố Machu Picchu có tên gọi như vậy là vì nơi này không bị người Tây Ban Nha phát hiện, phá hủy khi thực hiện cuộc chinh phục Peru. Phải tới năm 1911, nhà sử học người Mỹ Hiram Bingham mới phát hiện thành phố cổ xưa này.

Sở dĩ thành phố Machu Picchu có tên gọi như vậy là vì nơi này không bị người Tây Ban Nha phát hiện, phá hủy khi thực hiện cuộc chinh phục Peru. Phải tới năm 1911, nhà sử học người Mỹ Hiram Bingham mới phát hiện thành phố cổ xưa này.

Kể từ đó, giới khảo cổ Peru và quốc tế đã thực hiện nhiều nghiên cứu về thành phố cổ Machu Picchu. Theo đó, họ phát hiện một bí mật lớn đó là dù tọa lạc trên sườn núi cao và hứng chịu nhiều trận động đất mạnh nhưng Machu Picchu của người Inca không bị phá hủy.

Kể từ đó, giới khảo cổ Peru và quốc tế đã thực hiện nhiều nghiên cứu về thành phố cổ Machu Picchu. Theo đó, họ phát hiện một bí mật lớn đó là dù tọa lạc trên sườn núi cao và hứng chịu nhiều trận động đất mạnh nhưng Machu Picchu của người Inca không bị phá hủy.

Điều này khiến các chuyên gia vô cùng tò mò vì sao thành phố Machu Picchu có thể chịu được những trận động đất lớn mạnh trong suốt nhiều thế kỷ.

Điều này khiến các chuyên gia vô cùng tò mò vì sao thành phố Machu Picchu có thể chịu được những trận động đất lớn mạnh trong suốt nhiều thế kỷ.

Bởi lẽ, trên thực tế, Peru nằm trên vành đai động đất Thái Bình Dương nên thường xuyên hứng chịu động đất, bao gồm những trận động đất mạnh từ 9 độ richter trở lên.

Bởi lẽ, trên thực tế, Peru nằm trên vành đai động đất Thái Bình Dương nên thường xuyên hứng chịu động đất, bao gồm những trận động đất mạnh từ 9 độ richter trở lên.

Việc thành phố cổ Machu Picchu có thể đứng ở độ cao hơn 2.300m trong hơn 500 năm cho thấy người Inca có kỹ thuật xây dựng "đỉnh" giúp các công trình đứng vững trước các trận động đất.

Việc thành phố cổ Machu Picchu có thể đứng ở độ cao hơn 2.300m trong hơn 500 năm cho thấy người Inca có kỹ thuật xây dựng "đỉnh" giúp các công trình đứng vững trước các trận động đất.

Thông qua các nghiên cứu tại Machu Picchu, các nhà nghiên cứu phát hiện các công trình tại đây được tạo nên từ cách sắp xếp đá tuyệt vời. Người Inca đã khéo léo ghép các tảng đá có nhiều kích thước lại với nhau. Những khối đá xếp khít với nhau một cách hoàn hảo mà không cần sử dụng chất kết dính nào.

Thông qua các nghiên cứu tại Machu Picchu, các nhà nghiên cứu phát hiện các công trình tại đây được tạo nên từ cách sắp xếp đá tuyệt vời. Người Inca đã khéo léo ghép các tảng đá có nhiều kích thước lại với nhau. Những khối đá xếp khít với nhau một cách hoàn hảo mà không cần sử dụng chất kết dính nào.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện những tảng đá bên dưới có kích thước lớn hơn ở trên và hầu hết chúng có hình dạng không đồng đều.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện những tảng đá bên dưới có kích thước lớn hơn ở trên và hầu hết chúng có hình dạng không đồng đều.

Cách sắp xếp đá như vậy được cho là có thể làm tăng số lượng bề mặt tiếp xúc khi rung lắc trong trận động đất cũng như phân tán lực theo các hướng khác nhau. Nhờ đó, các công trình ở Machu Picchu không chịu thiệt hại nặng nề do các trận động đất gây ra.

Cách sắp xếp đá như vậy được cho là có thể làm tăng số lượng bề mặt tiếp xúc khi rung lắc trong trận động đất cũng như phân tán lực theo các hướng khác nhau. Nhờ đó, các công trình ở Machu Picchu không chịu thiệt hại nặng nề do các trận động đất gây ra.

Ngoài ra, để ngăn không sạt lở do nằm ở sườn núi, người Inca xây dựng các công trình theo cấu trúc ruộng bậc thang. Thiết kế này giúp ổn định các kiến trúc cũng như thoát nước hiệu quả. Nhờ vậy, sau hơn 500 năm, Machu Picchu vẫn đứng vững giữa đất trời bao la.

Ngoài ra, để ngăn không sạt lở do nằm ở sườn núi, người Inca xây dựng các công trình theo cấu trúc ruộng bậc thang. Thiết kế này giúp ổn định các kiến trúc cũng như thoát nước hiệu quả. Nhờ vậy, sau hơn 500 năm, Machu Picchu vẫn đứng vững giữa đất trời bao la.

Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-thanh-dia-machu-picchu-bat-tu-truoc-nhung-tran-dong-dat-kinh-hoang-1882045.html