Vì sao trái tim của chúng ta hoạt động suốt đời không mỏi?

Tim đập khoảng 100.000 lần mỗi ngày với chức năng bơm máu đến tất cả các bộ phận khác trên cơ thể thông qua một mạng lưới các mạch máu được gọi là hệ thống tuần hoàn.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Trái tim được xem là “cơ quan sống còn” của cơ thể người. Nó đập khoảng 100.000 lần mỗi ngày để thực hiện chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Chức năng của tim là bơm máu đến tất cả các bộ phận khác trên cơ thể thông qua một mạng lưới các mạch máu được gọi là hệ thống tuần hoàn.

Vậy điều gì cho phép nó hoạt động liên tục không ngừng nghỉ suốt cả đời người?

Cấu tạo đặc biệt

Tim có một cấu tạo đặc biệt giúp nó có thể co bóp liên tục. Thành tim được cấu tạo từ cơ tim, bao gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng gồm vô số mạch máu nuôi dưỡng tim. Lớp giữa là cơ tim, chứa nhiều tế bào cơ tim có khả năng co bóp mạnh mẽ và liên tục. Ở lớp sâu nhất là lớp nội mạc, ngăn cách máu và cơ tim.

Nhờ lớp mạch máu phong phú, cơ tim luôn được cung cấp đầy đủ ôxy và chất dinh dưỡng, từ đó duy trì hoạt động liên tục. Các tế bào cơ tim cũng rất đặc biệt, chúng có nhiều ti thể, là “nhà máy năng lượng” giúp co cơ hiệu quả.

 Cấu tạo của tim.

Cấu tạo của tim.

Ngoài ra, các tế bào cơ tim kết nối chặt chẽ với nhau thông qua các khớp nối, giúp lan truyền xung động, kích thích co bóp đồng bộ toàn bộ cơ tim.

Nhờ vậy, cấu tạo của tim vô cùng đặc biệt, cho phép nó hoạt động liên tục qua từng nhịp đập suốt cả đời con người.

Vì sao tim hoạt động suốt đời không mỏi?

Lời giải đáp cho câu hỏi này nằm ở trong cách thức hoạt động của tim, đó là cơ tim dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn. Nó hoạt động do hệ thần kinh thực vật điều khiển (Autonomic Nervous System).

Đặc biệt, chu kỳ co dãn cơ tim đồng đều. Chu kỳ tim hoạt động đều đặn, có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau.

Một chu kỳ co dãn của tim gồm 3 pha và kéo dài khoảng 0,8 giây, trong đó pha nhĩ co là 0,1 giây (thời gian nghỉ là 0,7 giây); pha thất co 0,3 giây (thời gian nghỉ là 0,5 giây); pha dãn chung là 0,4 giây (thời gian nghỉ là 0,4 giây).

Vì hoạt động theo chu kỳ trên nên thời gian tim làm việc ít hơn thời gian tim nghỉ ngơi. Nhờ vậy, tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.

 (Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Những bệnh lý ảnh hưởng tới hoạt động của tim

Mặc dù tim có những đặc tính giúp hoạt động bền bỉ, nhưng do hoạt động quá tải hoặc một số bệnh lý, tim vẫn có thể mất khả năng hoạt động bình thường. Điều này dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim hay rối loạn nhịp tim.

Trong suy tim, cơ tim bị suy yếu dần, không thể bơm máu đủ cho cơ thể. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn. Các bệnh lý này khiến cơ tim hoạt động kém hiệu quả, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Ngoài các bệnh lý tim mạch, một số bệnh như suy giáp, thiếu máu,… cũng gây rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp làm tim đập nhanh, chậm hoặc không đều, cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

 (Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Cần làm gì để tim khỏe mạnh?

Cho dù tim là một "chiếc máy" hoạt động ngày đêm không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, khi sức khỏe suy yếu do bệnh tật hay tuổi tác cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim.

Vì vậy, bạn cần giữ gìn sức khỏe, không được làm việc quá lao lực, chú trọng chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ tim tốt hơn.

Bạn nên duy trì một số thói quen tốt dưới đây để bảo vệ sức khỏe cơ thể và tim mạch.

Không sử dụng chất kích thích: Những chất có trong rượu bia, thuốc lá,… rất có hại cho sức khỏe.

Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên chọn những thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau quả tươi. Hạn chế ăn những loại thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu natri.

 (Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Chạy bộ mỗi sáng hoặc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể linh hoạt dẻo dai, tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả hơn, rất tốt cho hoạt động của tim.

Thư giãn, tránh căng thẳng, stress: Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể được giải tỏa mệt mỏi, cơ thể dồi dào năng lượng, kiểm soát nhịp tim tốt.

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đây là lúc não bộ và cơ thể được nghỉ ngơi sau 1 ngày hoạt động mệt mỏi. Vì vậy, đảm bảo ngủ đủ giấc giúp cơ thể được nghỉ ngơi đúng lúc, lấy lại năng lượng nhanh chóng.

Khám định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh tim mạch để kịp thời chữa trị./.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/vi-sao-trai-tim-cua-chung-ta-hoat-dong-suot-doi-khong-moi-post971156.vnp