Vì sao trên máy bay không có bình oxi, mặt nạ dưỡng khí hoạt động thế nào?

Mặt nạ dưỡng khí thường được đặt phía trên ghế ngồi của mỗi hành khách trên máy bay, và thường được bung ra khi máy bay đột ngột thay đổi áp suất. Một điều rất thú vị đó là những mặt nạ dưỡng khí trên máy bay không hề được nối với bất kì nguồn cung cấp oxy hay khí nén nào cả.

Các nhà khoa học cho biết, những chiếc mặt nạ dưỡng khí này được nối với một hợp chất hóa học, mà khi đốt cháy sẽ sinh ra khí oxy. Hợp chất này thường là một hỗn hợp bao gồm bari peroxit (BaO2 – bột dùng để làm ra pháo hoa), natri clorat (NaCIO3 – một chất trong thuốc diệt cỏ) và kali clorat (KCIO3 – phản ứng rất mạnh với đường).

Chính vì vậy, một điều thú vị (và rất quan trọng) khác mà bạn cần biết (nhưng lại chả bao giờ để ý tới sự hướng dẫn của các tiếp viên) đó là để cho chiếc mặt nạ dưỡng khí hoạt động, bạn cần phải kéo chiếc mặt nạ thật mạnh. Lí do là bởi vì phản ứng hóa học đốt cháy những chất có trong túi đựng gắn với mặt nạ sẽ được kích hoạt bằng hành động này.

Một khi phản ứng hóa học được kích hoạt, nó không thể bị dừng lại và sẽ tiếp tục cho tới khi toàn bộ hợp chất bị đốt cháy hết. Mỗi chiếc mặt nạ có thể cung cấp đủ oxy trong vòng 15 phút. Và thường thì thời gian này là quá đủ để phi công có thể đưa máy bay tới một khu vực an toàn hơn để hành khách có thể thở một cách bình thường.

Đây là một phát minh cực kì thông minh, bởi lẽ nó có thể hoạt động một cách độc lập kể cả khi những thành phần khác trong máy bay bị hư hỏng hoàn toàn. Nhiều người có thể thắc mắc tại sao máy bay không dùng khí oxy thông thường.

Câu trả lời là việc này thực ra có thể gây nguy hiểm hơn vì như vậy khí oxy phải được lưu trữ trong các bình chứa, và một khi máy bay có vấn đề, các bình chứa này hoàn toàn có thể bị cháy nổ. Lúc đó không những cả máy bay gặp nguy hiểm mà các hành khách và các phi hành đoàn sẽ không có nguồn oxy nào khác để thở.

Khi máy bay gặp sự cố, phi công sẽ ấn nút thả mặt nạ dưỡng khí xuống cho hành khách. Tuy nhiên, thứ mà hành khách được cung cấp không chỉ đơn giản là oxy như nhiều người vẫn nghĩ. Nguyên nhân là máy bay không có bình chứa oxy. Thay vào đó, nó có một loại hóa chất bị đốt cháy, phản ứng tạo ra oxy. Do đó, hành khách có thể sẽ hít phải cả oxy và bụi hóa học.

Mặt nạ dưỡng khí khi gặp trường hợp khẩn cấp.

Mặt nạ dưỡng khí khi gặp trường hợp khẩn cấp.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: “Hít phải bụi hóa học có nguy hiểm không?”, Arch Carson, chuyên gia sức khỏe nghề nghiệp tại Trung tâm Khoa học Y tế của đại học Texas, Mỹ cho biết hành khách sẽ không sao nếu hít một lượng nhỏ. Lý do trên máy bay không có bình oxy là chúng vừa nặng vừa cồng kềnh, chiếm nhiều không gian. Trong khi đó, những hóa chất thì nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều, dễ dàng được trữ trong tủ khóa trên cao trong cabin. Những hóa chất này phải được kiểm tra thường xuyên và bảo quản kỹ lưỡng để tránh sự cố.

Như vậy việc việc tạo ra oxy này thực ra là một phản ứng hóa học đốt cháy, vì thế khi bạn đeo mặt nạ vào trong trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ cảm nhận được hơi nóng phát ra và thậm chí có thể ngửi thấy mùi cháy. Đừng vất nó đi, vì điều này là hoàn toàn bình thường.

Oxy của mặt nạ dưỡng khí chỉ có thể duy trì trong 15 phút

Mặt nạ dưỡng khí trên máy bay chỉ cung cấp đủ dưỡng khí cho một người trong khoảng 12-20 phút. Các nhà khoa học cho rằng, điều này là bình thường, bởi khoảng thời gian đó đủ để phi công đưa máy bay tới độ cao an toàn, nơi sẽ không cần sử dụng mặt nạ nữa.

Điều quan trọng nhất là phải đeo mặt nạ dưỡng khí thật nhanh

Khi sự cố xảy ra, áp suất không khí sụt, làm mặt nạ bung ra. Đó là lúc oxy khan hiếm và bạn phải hành động thật nhanh. Nếu khi đó bạn không có mặt nạ dưỡng khí trong vòng 30 giây để hô hấp, bạn có thể gặp nguy hiểm”.

“Khi các cabin trên máy bay mất oxy, các hành khách sẽ thấy đau đầu, quay cuồng và bất tỉnh”, theo chuyên gia du lịch hàng không George Hobica. Ông cho rằng, nếu muốn giúp đỡ những người khác, bạn phải giữ tỉnh táo cho bản thân trước. Bình tĩnh và tập trung là những gì bạn cần phải làm nếu có chẳng may rơi vào tình huống cần phải hạ cánh khẩn cấp.
Trong hầu hết các máy bay thương mại, nếu quá trình điều áp trong cabin bị xáo trộn ở độ cao trên 14.000 feet (khoảng 4,2km), bảng điều khiển chứa các mặt nạ dưỡng khí sẽ mở tự động và rơi xuống chỗ ngồi của hành khách.

Thông thường, các chuyên gia thiết kế máy bay sẽ đặt thêm một mặt nạ dự phòng cho mỗi hàng ghế, vì vậy hàng ghế 3 chỗ ngồi sẽ có 4 mặt nạ dưỡng khí.

Lưu ý rằng những chiếc mặt nạ này hành khách không cần đeo toàn bộ thời gian cho đến khi máy bay hạ cánh. Chúng chỉ cung cấp oxy trong một thời gian ngắn, và khoảng thời gian đó đủ cho các phi công hạ độ cao xuống một khu vực an toàn nơi không khí bên ngoài có thể thở được.

Tất nhiên, phi hành đoàn cũng sẽ thông báo "tháo mặt nạ" để mọi người biết rằng họ đã xuống đến khu vực an toàn của khí quyển và không cần đến mặt nạ dưỡng khí nữa.

Máy bay có được khí oxy như thế nào?

Trên trời cao, không khí rất loãng nhưng khi chúng ta đi máy bay lại không hề cảm thấy khó thở. Vậy không khí trong máy bay có từ đâu?

Máy bay không bay cao nên khoang máy bay không đóng kín, khí oxy trong không khí ở khoang máy bay tuy ít hơn một chút so với trên mặt đất nhưng không ảnh hưởng lớn đến cơ thể của con người.

Độ cao khi bay của các loại máy bay hiện đại rất cao, nếu áp dụng phương thức cung cấp oxy tự nhiên thì không thể đáp ứng đủ, bởi trên bẩu trời cao 1500m, hàm lượng oxy chỉ bằng 15,8% so với bề mặt biển, hiển nhiên các phi công và hành khách đều không thể hô hấp bình thường được. Vì thế các nhà thiết kế máy bay chỉ có thể nghĩ cách để lấy oxy từ trong không khí, cách cung cấp oxy này gọi là cách mở đường cung cấp oxy.

Quá trình cung cấp oxy của cách mở đường cung cấp oxy không hề phức tạp. Động cơ bánh xoáy kích thích máy nén khí hoạt động, khiến cho không khí loãng bên ngoài tăng thêm áp suất về phía trong khoang máy bay, cuối cùng đạt đến mức áp suất gần với mặt đất, lúc này hàm lượng oxy trong không khí không khác biệt lớn so với trên mặt đất, đủ để cho các phi công và hành khách thở bình thường.

Không khí tại các tầng càng cao thì áp suất càng thấp, các nguyên tử oxy cách xa nhau hơn và khiến hô hấp trở nên khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao khi bạn đến những thành phố nằm ở rất cao trên mực nước biển thì thường cảm thấy dễ mệt mỏi hơn: đó là vì các cơ bắp và bộ não của bạn nhận được ít oxy hơn.

Các máy bay bay ở độ cao trên 3km cần phải được tăng áp ở cabin để chúng có thể duy trì đủ mức oxy cho mọi người trên khoang có thể hô hấp được, mặc dù vậy họ thường không tăng áp cho nó tới bằng với áp suất tại mực nước biển.

Một chiếc máy bay hoạt động bình thường, một khi đã đóng kín cửa, sẽ tự động từ từ tăng áp suất bên trong khoang khi áp suất bên ngoài giảm xuống, làm sao để hành khách ít chú ý tới nhất. Điều tương tự cũng diễn ra, nhưng theo chiều ngược lại lúc hạ cánh để đưa mọi thứ về lại điều kiện bình thường.

Việc mất áp suất sẽ khiến một số mạch máu nhỏ trong mũi và tai người bị vỡ, hay thậm chí là có thể làm thủng màng nhĩ – những trường hợp như thế thường xuyên xuất hiện khi áp suất môi trường giảm.

Máy bay được cung cấp ôxi như thế nào?. Clip nguồn youtube.

Châu Anh (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/vi-sao-tren-may-bay-khong-co-binh-oxi-mat-na-duong-khi-hoat-dong-the-nao-1526162.tpo