Vì sao trực thăng gắn 'Lá chắn' L-370 Vitebsk của Nga vẫn trúng tên lửa Stinger Ukraine?

'Lá chắn' L-370 Vitebsk Nga đã không thể bảo vệ trực thăng vũ trang của nước này trước tên lửa Stinger Ukraine.

Mặc dù tất cả trực thăng chiến đấu Nga hoạt động trên chiến trường đều được trang bị "Lá chắn" L-370 Vitebsk, tuy nhiên thực tế chúng vẫn có thể bị tên lửa Singer Ukraine bắn hạ.

Để bảo vệ trực thăng, chống lại tên lửa vác vai (MANPADS), tên lửa phòng không (SAM) và tên lửa không đối không tầm nhiệt, trực thăng Nga được trang bị các trạm chế áp quang - điện tử thuộc họ L-370 Vitebsk (định danh xuất khẩu là President-S).

Để bảo vệ trực thăng, chống lại tên lửa vác vai (MANPADS), tên lửa phòng không (SAM) và tên lửa không đối không tầm nhiệt, trực thăng Nga được trang bị các trạm chế áp quang - điện tử thuộc họ L-370 Vitebsk (định danh xuất khẩu là President-S).

Các hệ thống phòng vệ chủ động dạng "mềm" này đã chứng minh độ tin cậy của chúng trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria, nhiều lần bảo vệ an toàn cho máy bay thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Các hệ thống phòng vệ chủ động dạng "mềm" này đã chứng minh độ tin cậy của chúng trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria, nhiều lần bảo vệ an toàn cho máy bay thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Độ tin cậy của tổ hợp phòng vệ này được chứng minh, khi một trực thăng vận tải đa dụng Mi-8AMTSh (Mi-171Sh) của Không quân Nga khi đang cung cấp viện trợ nhân đạo tại khu vực Hama của Syria đã gặp hiểm nguy.

Độ tin cậy của tổ hợp phòng vệ này được chứng minh, khi một trực thăng vận tải đa dụng Mi-8AMTSh (Mi-171Sh) của Không quân Nga khi đang cung cấp viện trợ nhân đạo tại khu vực Hama của Syria đã gặp hiểm nguy.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chiếc máy bay lên thẳng nói trên đã bị các tay súng phiến quân thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS tấn công bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chiếc máy bay lên thẳng nói trên đã bị các tay súng phiến quân thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS tấn công bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).

Hệ thống Vitebsk đã phát hiện vụ phóng tên lửa của đối phương và tự động kích hoạt bằng cách sử dụng phức hợp gây nhiễu thụ động lẫn bảo vệ chủ động (nhiễu vô tuyến) và chế áp quang điện tử. Điều này dẫn đến việc quả tên lửa bay chệch mục tiêu.

Hệ thống Vitebsk đã phát hiện vụ phóng tên lửa của đối phương và tự động kích hoạt bằng cách sử dụng phức hợp gây nhiễu thụ động lẫn bảo vệ chủ động (nhiễu vô tuyến) và chế áp quang điện tử. Điều này dẫn đến việc quả tên lửa bay chệch mục tiêu.

Theo nhận định từ giới chuyên môn, trong trường hợp không có hệ thống chế áp điện tử L-370 Vitebsk thì xác suất MANPADS bắn trúng trực thăng Nga trong trường hợp này là gần như 100%.

Theo nhận định từ giới chuyên môn, trong trường hợp không có hệ thống chế áp điện tử L-370 Vitebsk thì xác suất MANPADS bắn trúng trực thăng Nga trong trường hợp này là gần như 100%.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, thành phần cơ bản Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác như Sorbtsiya trên Su-27 hay Gerdeniya của MiG-29.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, thành phần cơ bản Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác như Sorbtsiya trên Su-27 hay Gerdeniya của MiG-29.

Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời chế áp tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Tổ hợp còn bao gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt bằng cách dùng đèn laser làm mù tên lửa của đối phương

Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời chế áp tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Tổ hợp còn bao gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt bằng cách dùng đèn laser làm mù tên lửa của đối phương

Hiện nay những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng tấn công Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho trực thăng vận tải Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp trên cả cường kích Su-25 và trực thăng Mi-26 và Mi-24/35.

Hiện nay những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng tấn công Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho trực thăng vận tải Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp trên cả cường kích Su-25 và trực thăng Mi-26 và Mi-24/35.

Tuy vậy trên chiến trường Ukraine, bất chấp việc nhận được sự bảo vệ của L-370 Vitebsk, khá nhiều trực thăng tối tân của Nga đã bị tên lửa phòng không vác vai Ukraine bắn hạ.

Tuy vậy trên chiến trường Ukraine, bất chấp việc nhận được sự bảo vệ của L-370 Vitebsk, khá nhiều trực thăng tối tân của Nga đã bị tên lửa phòng không vác vai Ukraine bắn hạ.

Trong vài ngày qua, báo chí Ukraine liên tục đăng tải hình ảnh cho thấy binh sĩ nước này đã dùng tên lửa Stinger do Mỹ viện trợ bắn hạ trực thăng Mi-24 của Nga.

Trong vài ngày qua, báo chí Ukraine liên tục đăng tải hình ảnh cho thấy binh sĩ nước này đã dùng tên lửa Stinger do Mỹ viện trợ bắn hạ trực thăng Mi-24 của Nga.

Không chỉ có vậy, những chiếc Ka-52 bị hạ gục trên chiến trường cũng được xác định là chiến công của loại MANPADS do Mỹ sản xuất, vậy tại sao L-370 Vitebsk lại vô tác dụng trước chúng?

Không chỉ có vậy, những chiếc Ka-52 bị hạ gục trên chiến trường cũng được xác định là chiến công của loại MANPADS do Mỹ sản xuất, vậy tại sao L-370 Vitebsk lại vô tác dụng trước chúng?

Theo giới chuyên môn, nguyên nhân chính nằm ở việc Nga nghiên cứu các phương pháp gây nhiễu đầu dò tên lửa cho L-370 Vitebsk chủ yếu dựa trên sản phẩm do chính mình chế tạo, bởi vậy tổ hợp này chỉ phát huy tác dụng tốt nhất với chính tên lửa Nga, hoặc các sản phẩm sao chép cùng nguyên lý.

Theo giới chuyên môn, nguyên nhân chính nằm ở việc Nga nghiên cứu các phương pháp gây nhiễu đầu dò tên lửa cho L-370 Vitebsk chủ yếu dựa trên sản phẩm do chính mình chế tạo, bởi vậy tổ hợp này chỉ phát huy tác dụng tốt nhất với chính tên lửa Nga, hoặc các sản phẩm sao chép cùng nguyên lý.

Trong khi đó, bí quyết công nghệ trên tên lửa Stinger đời mới, bao gồm cả kênh dẫn đường tử ngoại thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào kênh hồng ngoại thì vẫn chưa được Nga nắm vững để cài đặt chế độ làm việc cho L-370 Vitebsk, từ đó dẫn tới thực tế là chúng mất tác dụng trước vũ khí đối phương.

Trong khi đó, bí quyết công nghệ trên tên lửa Stinger đời mới, bao gồm cả kênh dẫn đường tử ngoại thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào kênh hồng ngoại thì vẫn chưa được Nga nắm vững để cài đặt chế độ làm việc cho L-370 Vitebsk, từ đó dẫn tới thực tế là chúng mất tác dụng trước vũ khí đối phương.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vi-sao-truc-thang-gan-la-chan-l-370-vitebsk-cua-nga-van-trung-ten-lua-stinger-ukraine-post497082.antd