Vì sao Ukraine phải mua 'sát thủ diệt tăng' Mỹ Javelin bằng mọi giá?
Tổng thống Trump được cho là đã kết nối thương vụ mua bán tên lửa Javenlin với cuộc điều tra ông Joe Biden, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 25/7, Tổng thống Donald Trump được cho là đã liên kết thương vụ mua bán tên lửa Javenlin với cuộc điều tra đối thủ chính trị của ông – cựu Phó Thủ tướng Joe Biden. Dù bản chất thực sự của cuộc điện đàm này vẫn chưa được xác định nhưng hiệu quả của Javen là điều không thể bàn cãi.
Các tính năng của Javelin đã khiến nó trở thành loại vũ khí đáng mong đợi đối với Ukraine, quốc gia đang đối đầu với Nga và chứng kiến cuộc xung đột nghiêm trọng tại khu vực miền đông Donbass.
Javenlin – sự thay thế hoàn hảo của Dragon
Vào những năm 1980, mối đe dọa chính của quân đội Mỹ là Liên Xô. Các lực lượng Mỹ tại Châu Âu được huấn luyện để đối phó với một quân đội hùng hậu chiếm ưu thế áp đảo trên chiến trường, nhằm giữ vững thành trì của họ trước làn sóng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80, cùng nhiều phương tiện chiến đấu bộ binh BMP-2 của Liên Xô.
Vũ khí chính, được biên chế cho mọi đơn vị bộ binh của Mỹ là tên lửa dẫn đường chống tăng M-47 Dragon. Dù cồng kềnh và hoạt động không ổn định nhưng tên lửa M-47 Dragon có thể xuyên thủng lớp giáp trước của T-72 và T-80. Tên lửa chống tăng M-47 Dragon có trọng lượng 10,7kg, đầu đạn nặng 2.5kg, tầm bắn tối đa lên đến 1.000m. Tên lửa dẫn đường quang học này đòi hỏi binh sỹ sử dụng phải nhắm trúng mục tiêu thông qua ống ngắm. Điều này đồng nghĩa với việc người điều khiển đôi khi phải tiến hành theo dõi bằng mắt thường các mục tiêu, điều chỉnh thủ công quĩ đạo bay của tên lửa, để dẫn hướng cho tên lửa tấn công trúng xe tăng của đối phương. Tuy nhiên, các hỏa lực trên chiến trường có thể khiến tên lửa bị lệch mục tiêu.
Việc Liên Xô cho ra đời giáp phản ứng nổ gắn bên ngoài xe tăng nhằm đối phó với tên lửa chống tăng đã khiến M-47 Dragon trở nên lỗi thời. Quân đội Mỹ đã yêu cầu một chương trình thay thế, được biết đến với tên gọi Hệ thống vũ khí chống tăng tiên tiến (AAWS-M). Lockheed Martin giành được hợp đồng này và vụ thử nghiệm tên lửa mới đầu tiên diễn ra vào năm 1991. Các vụ thử nghiệm ban đầu đều có kết quả khả quan, không lâu sau tên lửa FGM-148 Javelin nhanh chóng được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1994. So với Dragon, Javenlin là hệ thống tên lửa vượt trội hơn về mọi mặt.
Javenlin lợi hại như thế nào?
Là tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai hiện đại nhất hiện nay, Javenlin sử dụng hệ thống chụp ảnh hồng ngoại để phát hiện và khóa mục tiêu xe tăng ở khoảng cách lên tới 4.750 m, xa hơn nhiều so với Dragon. Một khi người sử dụng khóa mục tiêu xe tăng và khởi động quá trình phóng tên lửa, động cơ tên lửa nhỏ sẽ lập tức đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng vác vai, bay vào không trung, sau đó động cơ chính bốc cháy và đẩy tên lửa rơi trúng mục tiêu.
Không giống như Dragon, Javelin có hai chế độ tấn công. Chế độ đầu tiên là tấn công trực tiếp, theo đó tên lửa bay thẳng về phía xe tăng địch. Đầu đạn Javelin thuộc kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại; đầu nổ thứ nhất sẽ triệt hạ lớp giáp phản ứng ngoài của xe tăng, vô hiệu hóa chúng, còn đầu nổ 2 xuyên phá lớp giáp chính.
Chế độ tấn công thứ hai sẽ đẩy tên lửa lên tới độ cao hơn 152 m (500 feet) sau đó lao thẳng xuống nóc của xe tăng nơi có lớp giáp mỏng nhất, được thiết kế để giảm trọng lượng xe. Sự xuất hiện của Javelin đã đảo lộn tất cả các tính toán của các nhà thiết kế tăng và khiến việc bổ sung giáp phản ứng nổ không thực sự có ý nghĩa.
Javenlin là tổ hợp tên lửa hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”: Một khi được phóng đi, “bộ não” của tên lửa sẽ nắm quyền điều khiển để hướng dẫn nó nhằm trúng mục tiêu. Xạ thủ vận hành Javenlin có thể phóng tên lửa và sau đó thu hồi lại, hoặc chuyển sang một mục tiêu khác thay thế.
Tuy vậy nhược điểm lớn của Javenlin là yêu cầu xạ thủ phải đứng yên không được di chuyển, liên tục giữ ống kính tập trung theo dõi xe tăng của địch cho đến khi khai hỏa. Điều này thực sự khó khăn do ảnh hưởng của tiếng ồn và sự căng thẳng trong chiến đấu, cũng như hỏa lực của đối phương có thể khiến xạ thủ dễ để mất mục tiêu đã khóa.
Các đơn vị quân đội chính quy Nga hiện nay vận hành nhiều loại xe tăng và xe bọc thép, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, xe tăng T-72, và các phiên bản mới nhất là T-72 và T-72B3. Ngoài ra còn có những phương tiện khác gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và BMP-3, tàu sân bay bọc thép MTLB và xe chiến đấu bộ binh cho lực lượng đổ bộ đường không BMD. Các loại khí tài hùng hậu của Nga khiến Ukraine không khỏi lo ngại sức mạnh quân sự của quốc gia láng giềng trong trường hợp giao tranh xảy ra.
Trước đó vào tháng 5/2018, Ukraine đã mua của Mỹ 210 tên lửa Javenlin và 37 bệ phóng với tổng kinh phí ước tính 47 triệu USD. Do Javenlin rất dễ vận hành và có tính năng vượt trội, hồi tháng 8/2019, Đại biện lâm thời Mỹ tại Kiev William Taylor cho biết, Ukraine đã đề nghị mua thêm nhiều hệ thống tên lửa này của Mỹ./.