Vỉa hè sau khi kẻ vạch, người dân vẫn không có lối đi khi 1 bên là xe máy, 1 bên là cột điện

Vỉa hè phân chia bằng vạch sơn kẻ trắng với mục đích nhận diện cho người đỗ xe và thừa phần còn lại cho người đi bộ. Nhưng đa phần người đi bộ phải luồn lách hoặc xuống lề đường để di chuyển bởi dính cột điện, gốc cây… (CLO) Vỉa hè phân chia bằng vạch sơn kẻ trắng với mục đích nhận diện cho người đỗ xe và thừa phần còn lại cho người đi bộ. Nhưng đa phần người đi bộ phải luồn lách hoặc xuống lề đường để di chuyển bởi dính cột điện, gốc cây…

Sau thời gian tuyên truyền, từ ngày 1/3, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ra quân, xử phạt hành vi vi phạm vỉa hè, đỗ dừng xe tại vỉa hè, lòng đường theo Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố.

Theo đó, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh, trông giữ phương tiện, trả lại nguyên trạng hè phố.

Sau khi lực lượng chức năng ra quân, kiểm tra xử phạt được 1 thời gian. Nhiều tuyến đường, hè phố đã giảm bớt được tình trạng lấn chiếm trái phép vỉa hè.

Thực hiện mục tiêu trả lại nguyên trạng hè phố cho người đi bộ, hiện nay, nhiều vỉa hè trên các tuyến phố ở Hà Nội đã xuất hiện vạch kẻ sơn trắng. Vạch sơn nhằm phân chia làn đường dành cho người đi bộ trên vỉa hè và phần còn lại cho các đơn vị kinh doanh để xe máy… Thế nhưng phần vỉa hè dành cho người đi bộ đa phần đều dính gốc cây, bốt điện, cột đèn đường... khiến người dân di chuyển khó khăn.

 Nhiều tuyến phố Hà Nội kẻ vạch chia vỉa hè, tuy nhiên phần hè rộng thoáng thì cho dân đỗ xe, còn phần vỉa hè dành cho người đi bộ đa phần đều dính cột điện, gốc cây.

Nhiều tuyến phố Hà Nội kẻ vạch chia vỉa hè, tuy nhiên phần hè rộng thoáng thì cho dân đỗ xe, còn phần vỉa hè dành cho người đi bộ đa phần đều dính cột điện, gốc cây.

 Ghi nhận dọc vỉa hè từ phố Kim Mã theo hướng đi Nguyễn Thái Học, đa số phần vỉa hè dành cho người đi bộ đều rất hẹp, có những đoạn bị xe máy chiếm trọn, khiến cho người đi bộ phải luồn lách vượt qua.

Ghi nhận dọc vỉa hè từ phố Kim Mã theo hướng đi Nguyễn Thái Học, đa số phần vỉa hè dành cho người đi bộ đều rất hẹp, có những đoạn bị xe máy chiếm trọn, khiến cho người đi bộ phải luồn lách vượt qua.

 Phần vỉa hè đã bị xe máy xếp hàng kín, người đi bộ phải luồn lách để di chuyển.

Phần vỉa hè đã bị xe máy xếp hàng kín, người đi bộ phải luồn lách để di chuyển.

 Theo một người dân sinh sống trên phố Kim Mã, rất khó để người dân có thể đi trọn vẹn được trên vỉa hè theo đúng phần đường mà chính quyền đã kẻ vạch. Cứ đi được đoạn ngắn lại có những đoạn phần hè đi bộ dính gốc cây, bốt điện khiến người dân chúng tôi bắt buộc phải đi xuống lòng đường.

Theo một người dân sinh sống trên phố Kim Mã, rất khó để người dân có thể đi trọn vẹn được trên vỉa hè theo đúng phần đường mà chính quyền đã kẻ vạch. Cứ đi được đoạn ngắn lại có những đoạn phần hè đi bộ dính gốc cây, bốt điện khiến người dân chúng tôi bắt buộc phải đi xuống lòng đường.

 Thậm chí nhiều người phải đi xuống lề đường bởi vỉa hè không còn lối để đi.

Thậm chí nhiều người phải đi xuống lề đường bởi vỉa hè không còn lối để đi.

 Khi đi qua các vị trí có cột đèn và trụ điện, người dân chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

Khi đi qua các vị trí có cột đèn và trụ điện, người dân chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

 Phần kẻ vạch chiếm hơn nửa diện tích vỉa hè, thậm chí phần đường được thiết kế dành riêng cho người khuyết tật (phần lát đá có gờ nổi) thành nơi đỗ xe máy của các hộ dân.

Phần kẻ vạch chiếm hơn nửa diện tích vỉa hè, thậm chí phần đường được thiết kế dành riêng cho người khuyết tật (phần lát đá có gờ nổi) thành nơi đỗ xe máy của các hộ dân.

Quang Hùng

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/via-he-sau-khi-ke-vach-nguoi-dan-van-khong-co-loi-di-khi-1-ben-la-xe-may-1-ben-la-cot-dien-post240506.html