Việc chia lợi nhuận làm cho ca sĩ K-pop và công ty quản lý ngày càng căng thẳng
Sân khấu K-pop tràn ngập các cuộc tranh chấp pháp lý.
Chỉ tính riêng năm 2019, nhiều ca sĩ nổi tiếng - bao gồm Kang Daniel trước đây thuộc nhóm nhạc nam không còn hoạt động Wanna One, và Minzy, một cựu thành viên nhóm nhạc nữ đã tan rã 2NE1 - đã kiện công ty quản lý, tìm cách ngưng hợp đồng.
Các cuộc chiến pháp lý giống như thế này có một lịch sử dài dòng. Kể từ khi K-pop ra đời vào đầu những năm 1990, nhiều ca sĩ, ví dụ như 3 cựu thành viên nhóm nhạc nam TVXQ - Kim Jae-joong, Kim Jun-su và Park Yu-chun - đệ đơn kiện công ty của họ.
Vì thế, các công ty âm nhạc bị kết tội bóc lột các ca sĩ với “những hợp đồng nô lệ”. Điều này liên quan đến hợp đồng dài hạn và thường bị lạm dụng mà không bảo đảm sự tự do hoặc thu nhập đầy đủ cho các ngôi sao.
Vào năm 2019, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (FTC) giới thiệu “hợp đồng bảo hiểm chuẩn” để chống lại sự bất công và giảm xung đột, đưa ra những sự hướng dẫn mẫu về chia sẻ lợi nhuận, những điều khoản hợp đồng và quyền sở hữu trí tuệ, cùng với những chuyện khác. Hầu hết các công ty và ca sĩ ngày nay sử dụng phiên bản chuẩn này vì độ tin cậy cao.
Tuy nhiên, sự om sòm vẫn tiếp tục nổ ra. Đối với nhiều ngôi sao, vấn đề chia sẻ lợi nhuận là một trong những lý do lớn nhất đằng sau chuyện kiện tụng. Họ có xu hướng tin rằng họ không nhận được những gì họ xứng đáng được nhận từ công ty. Vì thế, các công ty có nên bị chê trách một lần nữa?
Không thật sự như thế, theo Ahn Hyeok, một luật sư làm việc tại Lee & Ko, người chuyên về luật giải trí. Đúng hơn, tranh chấp là hậu quả của chuyện tiêu xài thiếu thận trọng của cả hai phía, luật sư thổ lộ.
“Cả công ty K-pop và ca sĩ không xem xét cắt giảm chi phí và cuối cùng mất tổng thu nhập mà họ chia sẻ với nhau”, Ahn giải thích tại trụ sở chính của Lee & Ko ở quận Jung-gu, Seoul.
“Một công ty trừ chi phí của một ca sĩ từ lợi nhuận mà anh ấy kiếm được. Sau đó, công ty chia số tiền còn lại với ngôi sao, theo tỉ lệ họ đưa ra khi ký hợp đồng. Nhưng sau đó, ca sĩ buồn rầu, nói rằng lợi nhuận của anh không nhiều như anh nghĩ”.
Ahn kể rằng các ngôi sao thường quên công ty đã chi bao nhiêu tiền cho họ. Trên thực tế, công ty thực sự lo hết mọi thứ - thậm chí cả chuyện mua chai nước uống - cho ngôi sao.
“Cách đây vài năm, một giám đốc công ty giải trí nói với tôi rằng nhiều ngôi sao Hàn Quốc không mang theo bất cứ tiền mặt hoặc thẻ tín dụng nào khi đi ra ngoài”, ông trần tình. “Những người quản lý của họ trả tất cả các khoản cho họ. Hầu hết các công ty vẫn theo ‘khuynh hướng’ này, mà không cố gắng cắt giảm tiêu xài”.
Một xe trung chuyển, một loại xe hơi xa xỉ dành cho hầu hết thần tượng K-pop, cũng rất đắt tiền. Luật sư cho biết xe trung chuyển ngốn hơn 36 triệu won (31.000 USD)/năm cho xăng dầu.
Nhưng công ty không có lý do cắt giảm chi tiêu, vì thế, công ty lấy thu nhập của ngôi sao trừ đi việc tiêu xài.
Các công ty “chăm sóc” các ca sĩ có từ những năm 1990, khi Bae Byeong-soo, quản lý của nữ diễn viên quá cố Choi Jin-shil, làm cho cô trở thành một ngôi sao với phong cách quản lý “từ đầu đến chân” của anh. Sau thành công này, phương pháp quản lý của anh từ lâu được xem là một công thức thành công.
“Nhưng giờ đây, cả ca sĩ và công ty cần tính toán để tăng lợi nhuận và giảm bất đồng”, Ahn bộc bạch.
Kang Jin-seok, một luật sư giải trí tại Công ty luật Yulwon đặt tại phường Seocho-dong, Seoul, cho biết một nguyên nhân khác của tranh chấp là sự thiếu hiểu biết những điều khoản hợp đồng từ cả hai phía.
“Số ca sĩ tìm kiếm tư vấn pháp lý hợp đồng tăng, nhưng nhiều người vẫn bỏ qua quy trình này, hầu hết vì họ liều lĩnh khi về làm việc cho công ty”, Kang tâm sự.
“Vì thế, họ không hiểu rõ ý nghĩa của từng điều khoản. Điều này dẫn đến sự khác biệt về cách hiểu giữa ca sĩ và công ty. Đặc biệt, khi nhắc đến việc khấu trừ chi phí, cả hai thường bất hòa về chuyện ai sẽ chịu trách nhiệm cho chi phí theo cam kết”.
Kể từ khi hợp đồng bảo hiểm chuẩn là một sự hướng dẫn chung, hợp đồng không nêu cụ thể làm thế nào giải quyết tất cả chi phí và trường hợp. Nhưng nó đang tạo ra thách thức khi đề cập đến chuyện cắt giảm chi phí rõ ràng hơn, khi hợp đồng cần được áp dụng cho các ngôi sao có các hoàn cảnh khác nhau. Vì thế, nhiều công ty yêu cầu các ngôi sao ký “phụ lục” để bàn bạc những vấn đề chưa được đề cập, chuyện này gây ra vấn đề khác.
“Nếu một công ty thiếu hiểu biết về hợp đồng, công ty có thể đưa các điều khoản vào phụ lục một cách sai lầm mà không nhất quán với những điều khoản trong hợp đồng”, Kang giãi bày. “Ví dụ, công ty nêu một ngôi sao không thể nhận lương cho đến khi công ty hòa vốn”.
Kang nhấn mạnh sự hiểu biết có thể giải quyết vấn đề.
“Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hán Quốc giới thiệu các khóa học để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyện hiểu biết các hợp đồng”, ông kể. “Họ hướng dẫn những người trong ngành thông qua các trường hợp cụ thể”.
Ahn cũng đưa ra một giải pháp, đề nghị rằng các công ty và các ca sĩ đầu tiên cần phải cố gắng tuân theo hợp đồng.
“Sau đó, họ phải trao đổi với nhau một cách kỹ lưỡng và để lại ‘chứng cứ’ bằng văn bản cho chuyện giao tiếp thông qua email hoặc trò chuyện trực tuyến”, ông trình bày. “Họ cần dùng những từ ngữ rõ ràng và thẳng thắn để bàn luận chi phí hoặc các vấn đề khác, vì thế bằng chứng mới có giá trị”.
Ahn nói rằng chính phủ cần để ý đến các thực tập sinh hoặc các ca sĩ không tên tuổi, đó là những người dễ bị tổn thương với chuyện ngược đãi.
“Mặc dù nhiều công ty giải trí cố gắng cải thiện chính họ, một số thực tập sinh và các ca sĩ vô danh vẫn là nạn nhân của những hợp đồng bất công”, Ahn tuyên bố. “Chính phủ cần tiếp tục xem xét liệu quyền lợi của họ đã được bảo vệ đúng cách hay chưa”.
Mê Linh (theo Korea Times)