Viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng do vi khuẩn Hélicobacter pylori (H.P) gây ra. Vi khuẩn H.P có khả năng tồn tại và gây bệnh trong môi trường dịch vị có độ acid cao, có thể lây truyền theo đường phân - miệng và miệng - miệng. Như vậy, vi khuẩn có thể lây theo đường ăn uống và hoặc do từ phân phát tán ra môi trường xung quanh như nước, đất. Từ đây, vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn, nước uống, con người ăn, uống phải thì mắc bệnh. Đây là hình thức lây bệnh gián tiếp.
Ngoài ra, phong tục mớm cơm cho trẻ ở một số người cũng truyền mầm bệnh vi khuẩn H.P, nếu người đó mắc bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng. Trong nước bọt, chân răng của người bệnh dạ dày - tá tràng có vi khuẩn H.P.
Bên cạnh hình thức lây gián tiếp còn có hình thức lây trực tiếp nữa khi sử dụng ống mềm nội soi có mang vi khuẩn H.P không được khử khuẩn cẩn thận trong nội soi dạ dày.
Mầm bệnh cũng có thể lây theo gia đình nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng do đồ dùng trong sinh hoạt, ăn uống không hợp vệ sinh.
Để phòng vi khuẩn H.P lây truyền trong gia đình, tốt nhất người mang vi khuẩn không nên mớm cơm cho trẻ ăn, cần vệ sinh sạch sẽ đồ dùng sinh hoạt, ăn uống.
Nguồn Sóc Trăng: http://baosoctrang.org.vn/suc-khoe-va-doi-song/viem-loet-da-day-41709.html