Viêm VA nên uống gì để nhanh hồi phục?

Trong quá trình điều trị viêm VA, ngoài việc bạn tuân theo những chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng tốt giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Vậy viêm VA nên uống gì?

Ảnh minh họa

Khi bị viêm VA, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Vậy viêm VA nên uống gì để tăng hiệu quả điều trị?

1. Khái quát về bệnh viêm VA

Viêm VA là bệnh lý về hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ và một số ít ở người lớn. Các triệu chứng phổ biến của bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, đau họng, khô môi, ngủ ngáy,...

Viêm VA được điều trị và chăm sóc đúng cách ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, để viêm VA chuyển sang tình trạng mãn tính, có thể gây khó khăn cho việc điều trị, bệnh dễ tái phát và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, nếu quá nghiêm trọng, để điều trị viêm VA mạn tính cần dùng tới phương pháp nạo VA.

Do đó, khi có dấu hiệu viêm VA, nhất là trẻ em, mọi người nên thăm khám và điều trị sớm. Đặc biệt, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Viêm VA được điều trị và chăm sóc đúng cách ít để lại biến chứng (Ảnh: ST)

Viêm VA được điều trị và chăm sóc đúng cách ít để lại biến chứng (Ảnh: ST)

2. Viêm VA nên uống gì?

Một số loại đồ uống có thể hỗ trợ quá trình điều trị viêm VA hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng những loại đồ uống này.

Ngoài ra, những biện pháp dưới đây không được khuyến cáo cho trẻ dưới 1 tuổi vì khả năng dị ứng với thực phẩm của trẻ còn cao.

2.1. Mật ong và chanh

Mật ong luôn được mệnh danh là loại thực phẩm tuyệt vời đối với các bệnh nhiễm trùng ở cổ họng. Tính oxy hóa trong mật ong có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch. Mặt khác, mật ong còn có tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.

Chanh có tác dụng giúp ngăn ngừa mùi hôi trong miệng vì chanh giúp kích thích tiết dịch vị và ngăn ngừa khô miệng. Khi kết hợp uống mật ong và chanh sẽ giúp cho người bệnh giảm tình trạng sưng đau.

Cách làm như sau:

- Trộn 1 đến 2 thìa mật ong cùng một ít nước cốt chanh vào cốc nước ấm, khuấy đều lên và sử dụng.

- Nên uống hỗn hợp trên 2 lần/ngày trong vòng một tuần để giảm sưng và viêm.

Lưu ý: Không uống nước mật ong và chanh khi đói bụng và không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây nguy cơ ngộ độc.

2.2. Sữa nghệ

Nghệ là một gia vị quen thuộc và được sử dụng hàng ngày. Trong củ nghệ có chứa curcumin - một loại hợp chất chống oxy hóa giúp chống lại những mầm bệnh khác.

Để cải thiện tình trạng viêm VA, bạn có thể thêm một chút nghệ vào một ly sữa ấm và uống hàng ngày đến khi triệu chứng được cải thiện.

2.3. Dầu gan cá tuyết

Dầu gan cá tuyết có tác dụng làm giảm viêm cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên loại dầu này không phù hợp với tất cả mọi người.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng phù hợp. Trẻ em dưới 12 tuổi chỉ nên dùng ở dạng lỏng, không nên dùng dạng viên nang.

2.4. Nước ép táo

Táo được cho là có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm VA. Hơn nữa, táo rất giàu dưỡng chất, giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh nhanh chóng.

Khi bị viêm VA, việc ăn táo sẽ khó khăn hơn do vùng hầu họng bị ảnh hưởng. Vì vậy, mọi người nên làm thành nước ép táo và bổ sung hàng ngày.

Táo giàu dưỡng chất và cải thiện miễn dịch, giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả (Ảnh: ST)

Táo giàu dưỡng chất và cải thiện miễn dịch, giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả (Ảnh: ST)

2.5. Trà hoa cúc

Đây là một loại thảo mộc giàu khả năng kháng khuẩn và kháng histamin. Hơn nữa, trong trà hoa cúc còn chứa hoạt chất tên là flavonoid có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó mà trà hoa cúc có tác dụng tốt đối với người bị viêm VA.

Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng trà hoa cúc ở trẻ. Mới đầu chỉ nên cho trẻ uống một lượng nhỏ, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn ói,... nên dừng ngay việc sử dụng loại trà này.

3. Một số biện pháp khác giảm triệu chứng viêm VA tại nhà

Ngoài chế độ ăn uống, để tăng hiệu quả điều trị và giảm triệu chứng viêm VA, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp khác như:

- Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng một cốc nước ấm với muối không chỉ giúp người bệnh giảm đau mà còn giúp loại bỏ các loại vi khuẩn tích tụ gây viêm VA. Muối trong nước hấp thụ vào các mô sưng và viêm làm giảm đi triệu chứng khó nuốt hay ngáy.

- Vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý.

- Dùng máy tạo độ ẩm để giảm tình trạng nghẹt mũi, đau họng hoặc ho.

- Uống đủ nước: Chất lỏng có thể làm dịu cơn đau họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Ngoài ra, bổ sung nước đầy đủ sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch, đảm bảo rằng tất cả các tế bào và cơ quan của bạn, bao gồm cả vòm họng, hoạt động bình thường.

Trên đây là một số giải đáp về vấn đề: "Viêm VA nên uống gì giúp bệnh mau hồi phục?". Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của người bệnh viêm VA, mọi người nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, hoa quả,... Nên chế biến thành các món ăn dạng lỏng, mềm để người bệnh dễ ăn và tiêu hóa tốt.

Nguồn: Emedihealth.com

Hằng Vũ

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/viem-va-nen-uong-gi-de-nhanh-hoi-phuc-20230306102904974.htm