Viên đá lạ ẩn giấu thứ chưa từng thấy, thách thức giới khoa học

Những nghiên cứu gần đây đã tiết lộ, viên đá Hypatia chứa những vi khoáng chất mà không giống bất kỳ thứ gì từng được tìm thấy trong hệ Mặt trời.

Năm 1996, giới khảo cổ học gây chấn động khi tìm thấy một viên đá kỳ lạ tại miền nam Ai Cập. Viên đá này, được đặt tên là Hypatia theo nhà triết học và thiên văn học nổi tiếng Hypatia từ Alexandria.

Năm 1996, giới khảo cổ học gây chấn động khi tìm thấy một viên đá kỳ lạ tại miền nam Ai Cập. Viên đá này, được đặt tên là Hypatia theo nhà triết học và thiên văn học nổi tiếng Hypatia từ Alexandria.

Viên đá Hypatia nhanh chóng được xác định là một thiên thể từ ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, điều khiến Hypatia trở nên đặc biệt không phải chỉ là nguồn gốc vũ trụ của nó mà còn là cấu trúc và thành phần hóa học độc nhất vô nhị.

Viên đá Hypatia nhanh chóng được xác định là một thiên thể từ ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, điều khiến Hypatia trở nên đặc biệt không phải chỉ là nguồn gốc vũ trụ của nó mà còn là cấu trúc và thành phần hóa học độc nhất vô nhị.

Những nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng Hypatia chứa những vi khoáng chất không giống bất kỳ thứ gì từng được tìm thấy trong hệ Mặt trời.

Những nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng Hypatia chứa những vi khoáng chất không giống bất kỳ thứ gì từng được tìm thấy trong hệ Mặt trời.

Thông thường, thiên thạch được cấu tạo chủ yếu từ silicon và carbon, giống như thành phần của Trái đất. Nhưng Hypatia thì khác. Nó chứa một lượng lớn hợp chất carbon, trong đó hầu hết đã chuyển thành phân tử kim cương siêu nhỏ. Điều đáng chú ý là sự hiện diện của nhôm nguyên chất, điều rất hiếm gặp và gần như không tồn tại tự nhiên trên Trái đất cũng như trong hệ Mặt trời.

Thông thường, thiên thạch được cấu tạo chủ yếu từ silicon và carbon, giống như thành phần của Trái đất. Nhưng Hypatia thì khác. Nó chứa một lượng lớn hợp chất carbon, trong đó hầu hết đã chuyển thành phân tử kim cương siêu nhỏ. Điều đáng chú ý là sự hiện diện của nhôm nguyên chất, điều rất hiếm gặp và gần như không tồn tại tự nhiên trên Trái đất cũng như trong hệ Mặt trời.

Nhà nghiên cứu Georgy Belyanin từ Đại học Johannesburg cho biết: "Nhôm bên trong Hypatia thuộc dạng nguyên chất, không bị pha trộn với bất kỳ hợp chất nào khác. Vàng có thể nguyên chất, nhưng nhôm thì chưa bao giờ. Ở Trái đất, tìm ra nhôm nguyên chất là cực kỳ hiếm, và điều này cũng đúng đối với toàn bộ hệ Mặt trời theo như hiểu biết của khoa học hiện tại".

Nhà nghiên cứu Georgy Belyanin từ Đại học Johannesburg cho biết: "Nhôm bên trong Hypatia thuộc dạng nguyên chất, không bị pha trộn với bất kỳ hợp chất nào khác. Vàng có thể nguyên chất, nhưng nhôm thì chưa bao giờ. Ở Trái đất, tìm ra nhôm nguyên chất là cực kỳ hiếm, và điều này cũng đúng đối với toàn bộ hệ Mặt trời theo như hiểu biết của khoa học hiện tại".

Ngoài nhôm, Hypatia còn chứa moissanit - một khoáng vật gần giống với kim cương, nhưng xuất hiện dưới dạng rất hiếm với các hạt nickel-phosphorus và sắt. Sự kết hợp này chưa từng được thấy trên Trái đất, cho thấy rằng Hypatia có thể đã được hình thành từ một nơi rất xa và rất khác so với bất kỳ thứ gì chúng ta biết trong hệ Mặt trời.

Ngoài nhôm, Hypatia còn chứa moissanit - một khoáng vật gần giống với kim cương, nhưng xuất hiện dưới dạng rất hiếm với các hạt nickel-phosphorus và sắt. Sự kết hợp này chưa từng được thấy trên Trái đất, cho thấy rằng Hypatia có thể đã được hình thành từ một nơi rất xa và rất khác so với bất kỳ thứ gì chúng ta biết trong hệ Mặt trời.

Giáo sư Jan Kramers, tác giả nghiên cứu, cho rằng: "Những gì chúng ta biết hiện tại, đó là Hypatia được hình thành trong một môi trường rất lạnh, thậm chí dưới cả nhiệt độ của nitrogen lỏng (-196 độ C). Nếu tính trong hệ Mặt trời, nó thậm chí phải đến từ một nơi xa hơn vành đai bao giữa sao Hỏa và sao Mộc - nơi xuất hiện của hầu hết các thiên thạch từ trước đến nay."

Giáo sư Jan Kramers, tác giả nghiên cứu, cho rằng: "Những gì chúng ta biết hiện tại, đó là Hypatia được hình thành trong một môi trường rất lạnh, thậm chí dưới cả nhiệt độ của nitrogen lỏng (-196 độ C). Nếu tính trong hệ Mặt trời, nó thậm chí phải đến từ một nơi xa hơn vành đai bao giữa sao Hỏa và sao Mộc - nơi xuất hiện của hầu hết các thiên thạch từ trước đến nay."

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để xác định chính xác nguồn gốc của Hypatia. Một số giả thuyết cho rằng viên đá có thể đến từ vành đai Kuiper, khu vực chứa nhiều sao chổi và tiểu hành tinh nằm xa ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn biết rất ít về thành phần hóa học của các thiên thể từ khu vực này.

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để xác định chính xác nguồn gốc của Hypatia. Một số giả thuyết cho rằng viên đá có thể đến từ vành đai Kuiper, khu vực chứa nhiều sao chổi và tiểu hành tinh nằm xa ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn biết rất ít về thành phần hóa học của các thiên thể từ khu vực này.

Mời quý độc giả xem thêm video: Đào được “tảng đá” hình thù kỳ dị, ai ngờ là “báu vật” nghìn tỷ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vien-da-la-an-giau-thu-chua-tung-thay-thach-thuc-gioi-khoa-hoc-2001957.html