Việt Nam có cơ hội nâng cấp Mi-8/17 lên 'bão tố' Mi-171Sh-VN?

Mi-171Sh-VN không đơn thuần chỉ là trực thăng vận tải mà còn là một vũ khí tấn công mạnh mẽ được với tên lửa chống tăng, rocket và bom. Mẫu trực thăng hiện đại này mới được Nga chính thức giới thiệu tại diễn đàn Army 2020.

Theo Sputnik, trong khuôn khổ diễn đàn quân sự Army 2020, Tổng Công ty "Trực thăng Nga" giới thiệu phiên bản trực thăng đa năng Mi-171Sh do nhà máy Ulan-Ude sản xuất trên cơ sở khung gầm trực thăng huyền thoại Mi-8/17. Thực tế, Mi-171Sh từng được giới thiệu mấy năm qua, tuy nhiên chiếc năm nay có biệt danh "Bão tố" (Shtorm) là phiên bản sản xuất mới nhất, cập nhật các sửa đổi trong quá trình thử nghiệm tại Syria. Ảnh: Bmpd

Theo Sputnik, trong khuôn khổ diễn đàn quân sự Army 2020, Tổng Công ty "Trực thăng Nga" giới thiệu phiên bản trực thăng đa năng Mi-171Sh do nhà máy Ulan-Ude sản xuất trên cơ sở khung gầm trực thăng huyền thoại Mi-8/17. Thực tế, Mi-171Sh từng được giới thiệu mấy năm qua, tuy nhiên chiếc năm nay có biệt danh "Bão tố" (Shtorm) là phiên bản sản xuất mới nhất, cập nhật các sửa đổi trong quá trình thử nghiệm tại Syria. Ảnh: Bmpd

Đại diện nhà máy Ulan-Ude Kirill Boronkov cho hay, Mi-171Sh-VN "Shtorm" được thiết kế cho các nhiệm vụ đặc biệt ở vùng núi, khu vực có khí hậu nóng bức. Khác với các phương tiện quân sự trước đây thuộc họ Mi-8/17, trước hết là ở hệ thống động lực được thiết kế lại, bao gồm cánh quạt hình dạng khí động học mới bằng vật liệu tổng hợp, và cánh quạt đuôi hình chữ X. Ảnh: Bmpd

Đại diện nhà máy Ulan-Ude Kirill Boronkov cho hay, Mi-171Sh-VN "Shtorm" được thiết kế cho các nhiệm vụ đặc biệt ở vùng núi, khu vực có khí hậu nóng bức. Khác với các phương tiện quân sự trước đây thuộc họ Mi-8/17, trước hết là ở hệ thống động lực được thiết kế lại, bao gồm cánh quạt hình dạng khí động học mới bằng vật liệu tổng hợp, và cánh quạt đuôi hình chữ X. Ảnh: Bmpd

Động cơ VK-2500-03 và cánh quạt nâng cấp cho phép đạt tốc độ tối đa 280 km/h, bay hành trình ở tốc độ 250 km/h. Ngoài ra, tốc độ leo cao tăng gần gấp đôi, và máy bay trở nên cơ động hơn rất nhiều. Tầm hoạt động của trực thăng khi được cung cấp nhiên liệu tiêu chuẩn là khoảng 600 km, nhưng nếu lắp thêm thùng chứa phụ, nó có thể tăng lên 1000 km. Ảnh: Alexander Mladenov

Động cơ VK-2500-03 và cánh quạt nâng cấp cho phép đạt tốc độ tối đa 280 km/h, bay hành trình ở tốc độ 250 km/h. Ngoài ra, tốc độ leo cao tăng gần gấp đôi, và máy bay trở nên cơ động hơn rất nhiều. Tầm hoạt động của trực thăng khi được cung cấp nhiên liệu tiêu chuẩn là khoảng 600 km, nhưng nếu lắp thêm thùng chứa phụ, nó có thể tăng lên 1000 km. Ảnh: Alexander Mladenov

Và cuối cùng, vũ khí trang bị được hiện đại hóa và tăng cường. Nếu như trước đó Mi-8, Mi-17 và phiên bản đầu tiên của Mi-171Sh chủ yếu là trực thăng vận tải, thì "Shtorm" có thể được gọi là "vận tải - tấn công". Nhờ tổ hợp vũ khí, trực thăng có khả năng hỗ trợ hỏa lực mạnh mẽ cho lực lượng đổ bộ”. Ảnh: Alexander Mladenov

Và cuối cùng, vũ khí trang bị được hiện đại hóa và tăng cường. Nếu như trước đó Mi-8, Mi-17 và phiên bản đầu tiên của Mi-171Sh chủ yếu là trực thăng vận tải, thì "Shtorm" có thể được gọi là "vận tải - tấn công". Nhờ tổ hợp vũ khí, trực thăng có khả năng hỗ trợ hỏa lực mạnh mẽ cho lực lượng đổ bộ”. Ảnh: Alexander Mladenov

Tổ hợp vũ khí trên Mi-171Sh-VN rất mạnh, bao gồm: "pháo thuyền" 23mm, tên lửa chống tăng có điều khiển, bom 250kg, rocket 57-80mm. Tùy vào nhiệm vụ, trực thăng có thể mang toàn bộ tên lửa chống tăng hoặc mang kết hợp mọi loại vũ khí. Ảnh: Alexander Mladenov

Tổ hợp vũ khí trên Mi-171Sh-VN rất mạnh, bao gồm: "pháo thuyền" 23mm, tên lửa chống tăng có điều khiển, bom 250kg, rocket 57-80mm. Tùy vào nhiệm vụ, trực thăng có thể mang toàn bộ tên lửa chống tăng hoặc mang kết hợp mọi loại vũ khí. Ảnh: Alexander Mladenov

Đặc biệt, Mi-171Sh-VN trang bị hệ thống phòng vệ "President-S”, đảm bảo an toàn cho trực thăng hiệu quả hơn nhiều trước tên lửa phòng không có hoặc không có điều khiển. Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị các tấm giáp bảo vệ mới nhẹ hơn, đủ để bảo vệ khỏi mảnh đạn và đạn nhỏ. Ảnh: Bmpd

Đặc biệt, Mi-171Sh-VN trang bị hệ thống phòng vệ "President-S”, đảm bảo an toàn cho trực thăng hiệu quả hơn nhiều trước tên lửa phòng không có hoặc không có điều khiển. Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị các tấm giáp bảo vệ mới nhẹ hơn, đủ để bảo vệ khỏi mảnh đạn và đạn nhỏ. Ảnh: Bmpd

Một câu hỏi được đặt ra là liệu có cơ hội nâng cấp các trực thăng Mi-8/17 đang phục vụ trên khắp thế giới lên chuẩn Mi-171Sh-VN hay không? Ví dụ như ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện có số lượng Mi-8/17 lớn nhất, việc mua mới đôi khi không cần thiết, thay vào đó nâng cấp xem ra là hợp lý hơn. Ảnh: Jetphotos

Một câu hỏi được đặt ra là liệu có cơ hội nâng cấp các trực thăng Mi-8/17 đang phục vụ trên khắp thế giới lên chuẩn Mi-171Sh-VN hay không? Ví dụ như ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện có số lượng Mi-8/17 lớn nhất, việc mua mới đôi khi không cần thiết, thay vào đó nâng cấp xem ra là hợp lý hơn. Ảnh: Jetphotos

Về câu hỏi này, đại diện của nhà máy Ulan-Ude đã có câu trả lời ngay sau đó: “Vấn đề này đã được cả nhà máy Ulan-Ude nói riêng và công ty "Trực thăng Nga" nói chung xem xét. Nhiều khách hàng cân nhắc trước những lựa chọn như vậy”. Ảnh: Airliner.net

Về câu hỏi này, đại diện của nhà máy Ulan-Ude đã có câu trả lời ngay sau đó: “Vấn đề này đã được cả nhà máy Ulan-Ude nói riêng và công ty "Trực thăng Nga" nói chung xem xét. Nhiều khách hàng cân nhắc trước những lựa chọn như vậy”. Ảnh: Airliner.net

Tuy nhiên, ông Kirill Boronkov lưu ý rằng, chức năng mới của máy bay liên quan đến sự thay đổi trong logic sử dụng trực thăng. Khối lượng thay đổi được thực hiện trên trực thăng Shtorm đơn giản là rất lớn so với phiên bản Mi-171Sh đầu tiên, chưa kể đến Mi-8/17 đời trước. Ảnh: Airliner.net

Tuy nhiên, ông Kirill Boronkov lưu ý rằng, chức năng mới của máy bay liên quan đến sự thay đổi trong logic sử dụng trực thăng. Khối lượng thay đổi được thực hiện trên trực thăng Shtorm đơn giản là rất lớn so với phiên bản Mi-171Sh đầu tiên, chưa kể đến Mi-8/17 đời trước. Ảnh: Airliner.net

"Chi phí cao về mặt thực hiện các thay đổi trên những máy bay hiện có, làm cho việc này không có lợi về mặt kinh tế. Tôi đảm bảo sẽ có lợi hơn nếu đặt mua những chiếc "Shtorm" mới tinh hơn là hiện đại hóa những chiếc "Mi-8" đời cũ", ông Kirill cho hay. Ảnh: Airliner.net

"Chi phí cao về mặt thực hiện các thay đổi trên những máy bay hiện có, làm cho việc này không có lợi về mặt kinh tế. Tôi đảm bảo sẽ có lợi hơn nếu đặt mua những chiếc "Shtorm" mới tinh hơn là hiện đại hóa những chiếc "Mi-8" đời cũ", ông Kirill cho hay. Ảnh: Airliner.net

Đúng là nếu nhìn sâu vào chiếc Shtorm Mi-171Sh-VN thì rõ ràng chỉ còn cái vỏ của Mi-8/17, toàn bộ bộ phận trên máy bay và ngay cả kết cấu máy bay được thay đổi, tăng cường để chịu tải lớn, sử dụng vũ khí hạng nặng và hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt hơn. Chúng khác xa những chiếc Mi-8/17 chuyên dùng cho vận tải, và sử dụng vũ khí hạng nhẹ, mang vác vừa phải. Ảnh: Airliner.net

Đúng là nếu nhìn sâu vào chiếc Shtorm Mi-171Sh-VN thì rõ ràng chỉ còn cái vỏ của Mi-8/17, toàn bộ bộ phận trên máy bay và ngay cả kết cấu máy bay được thay đổi, tăng cường để chịu tải lớn, sử dụng vũ khí hạng nặng và hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt hơn. Chúng khác xa những chiếc Mi-8/17 chuyên dùng cho vận tải, và sử dụng vũ khí hạng nhẹ, mang vác vừa phải. Ảnh: Airliner.net

Dù sao vẫn hi vọng rằng nhà máy Ulan-Ude sẽ sớm tìm ra phương án nâng cấp dòng Mi-8/17 có khả năng tương đương Shtorm khi mà nhiều quốc gia hiện tại không phải ai cũng sẵn sàng mua mới trực thăng Mi-8/17 khi mà họ có trong trang bị rất nhiều. Ảnh: Airliner.net

Dù sao vẫn hi vọng rằng nhà máy Ulan-Ude sẽ sớm tìm ra phương án nâng cấp dòng Mi-8/17 có khả năng tương đương Shtorm khi mà nhiều quốc gia hiện tại không phải ai cũng sẵn sàng mua mới trực thăng Mi-8/17 khi mà họ có trong trang bị rất nhiều. Ảnh: Airliner.net

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-co-co-hoi-nang-cap-mi-817-len-bao-to-mi-171sh-vn-1432178.html