Việt Nam tham dự họp trực tuyến sáng kiến ACT-A ứng phó COVID-19 toàn cầu

Tối 3/11, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Trần Văn Thuấn dẫn đầu đoàn Bộ Y tế Việt Nam tham dự cuộc họp trực tuyến lần thứ 2 của Hội đồng điều phối Chương trình Hợp tác Toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: 'Access to COVID-19 Tools Accelerator). Cuộc họp nhấn mạnh đảm bảo tài chính đầy đủ cho cơ chế ACT-A có thể góp phần chấm dứt đại dịch và phục hồi kinh tế thế giới.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp trực tuyến lần 2 của Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: “Access to COVID-19 Tools Accelerator)

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp trực tuyến lần 2 của Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: “Access to COVID-19 Tools Accelerator)

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cùng Ủy viên Y tế và An toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu (EC) Stella Kyriakides tham dự và phát biểu tại cuộc họp.

Cuộc họp ACT-A lần này do Bộ trưởng các vấn đề quốc tế Na Uy Dag-Inge Ulstein và Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize đồng chủ tọa. ACT-A lần này còn có sự tham dự của các Bộ trưởng Y tế và các nhà lãnh đạo từ các nước Pháp, Canada, Đức, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Nga, Anh quốc, Bahrain, Brazil, Trung Quốc, Singapore,… cùng các tổ chức quốc tế như WHO, World Bank, WEF, CEPI, GAVI, Global Fund, FIND, UNICEF, Quỹ Welcome Trust, Quỹ Bill&Melinda Gates, DCVMN,…

Tiếp cận công bằng đối với xét nghiệm, điều trị và vắc-xin COVID-19 có thể tăng tốc quá trình phục hồi kinh tế thế giới và góp phần tăng thêm 9.000 tỷ USD cho thu nhập toàn cầu vào năm 2025

Chỉ trong vòng 10 tháng bước chân vào đại dịch, thế giới đã ghi nhận trên 46 triệu người mắc; 1,2 triệu người trên toàn cầu đã tử vong do COVID-19. Đây là lúc toàn thế giới cần phải đoàn kết, đẩy nhanh tiến trình phân phối vắc-xin cũng như tiến bộ chẩn đoán, điều trị COVID-19.

Cuộc họp lần này thảo luận về những luận điểm kinh tế vĩ mô chủ chốt và cơ hội để thu hẹp khoảng cách tài chính, bao gồm những nguồn lực không mang tính truyền thống như kích thích tài chính, các khoản vay của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và lĩnh vực tư nhân. ACT-A cũng sẽ tạo đà cho việc đưa ra những quyết định về nguồn lực trước thềm Diễn đàn Hòa bình Paris và Thượng đỉnh G20,…

Ủy viên Y tế và An toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu (EC) Stella Kyriakides phát biểu tại cuộc họp

Ủy viên Y tế và An toàn thực phẩm Ủy ban châu Âu (EC) Stella Kyriakides phát biểu tại cuộc họp

Trong giai đoạn khởi động, cơ chế ACT-A (Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19) đã có những bước tiến lớn tiến tới mục tiêu đẩy nhanh sự phát triển và tiếp cận công bằng với vắc-xin, chẩn đoán và điều trị COVID-19 cùng với các biện pháp tăng cường hệ thống y tế cần thiết. Trên chặng đường mở rộng quy mô, ACT-A đang mang lại các kết quả cụ thể, thiết yếu bao gồm các biện pháp xét nghiệm nhanh mới, điều trị cứu mạng Dexamethasone và đã hình thành ưu tiên phát triển sản phẩm dựa trên bối cảnh tiến triển của sản phẩm.

Ủy viên Y tế và An toàn thực phẩm EC Stella Kyriakides nhấn mạnh tới phạm vi khủng hoảng y tế toàn cầu và việc sử dụng các công cụ có thể tái thiết lập phục hồi kinh tế, nhấn mạnh cơ chế ACT-A trở thành phần thiết yếu trong giải pháp kinh tế vĩ mô toàn cầu đối với COVID-19. Theo đó, cần phải đầu tư về kinh tế cho ACT-A, và thông điệp chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính là đẩy nhanh và tiếp cận công bằng đối với xét nghiệm, điều trị và vắc-xin có thể tăng tốc quá trình hồi phục kinh tế thế giới và góp phần tăng thêm 9000 tỷ USD cho thu nhập toàn cầu vào năm 2025.

Bộ trưởng các vấn đề quốc tế Na Uy Dag-Inge Ulstein và và Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize đồng chủ tọa cuộc họp trực tuyến Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu ACT-A lần 2

Bộ trưởng các vấn đề quốc tế Na Uy Dag-Inge Ulstein và và Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize đồng chủ tọa cuộc họp trực tuyến Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu ACT-A lần 2

Phương hướng tích hợp của ACT-A thúc đẩy nghiên cứu và phát triển và mở rộng quy mô tiếp cận đang góp phần giúp người dân khắp nơi trên thế giới hưởng lợi. 50 triệu xét nghiệm PCR đã góp phần tăng cường xét nghiệm ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tiếp cận với Dexamethasone để điều trị các ca COVID-19 nặng đã được triển khai khẩn cấp thông qua quy trình Danh sách sử dụng khẩn (EUL), ấn phẩm hướng dẫn điều trị, và thiết lập kho dự trữ sử dụng khẩn cấp. Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) trị giá 200 triệu USD đã được mua sắm cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

Phương hướng tích hợp của ACT-A thúc đẩy nghiên cứu và phát triển và mở rộng quy mô tiếp cận đang góp phần giúp người dân khắp nơi trên thế giới hưởng lợi

Phương hướng tích hợp của ACT-A thúc đẩy nghiên cứu và phát triển và mở rộng quy mô tiếp cận đang góp phần giúp người dân khắp nơi trên thế giới hưởng lợi

Hình 1: Tác động của phát triển tích hợp các công cụ ứng phó COVID-19 mới từ tháng 4/2020 tới tháng 3/2021.

Hình 1: Tác động của phát triển tích hợp các công cụ ứng phó COVID-19 mới từ tháng 4/2020 tới tháng 3/2021.

Hình 2: Mức độ tiếp cận công cụ ứng phó COVID-19 tới tháng 11/2020 ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển

Hình 2: Mức độ tiếp cận công cụ ứng phó COVID-19 tới tháng 11/2020 ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển

Về khám phá và đưa ra các công cụ mới ứng phó COVID-19, các phương pháp chẩn đoán nhanh mới (RDT) đã được phát triển với đảm bảo chi phí phải chăng đảm bảo 120 triệu xét nghiệm cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình (LMIC). 186 nước và các nền kinh tế đã ký kết tham gia vào cơ chế COVAX Facility (cơ chế phát triển vắc-xin phòng COVID-19 do WHO đứng đầu) để hưởng lợi từ quá trình đấu thầu mua sắm vắc-xin với số lượng lớn. Đảm bảo khả năng sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19. ACT-A cũng đang tập trung vào các kháng thể đơn dòng đảm bảo năng lực sản xuất dự trữ.

Đại diện Bộ Y tế Nga tại cuộc họp

Đại diện Bộ Y tế Nga tại cuộc họp

Nếu như đảm bảo được đủ khả năng tài chính vào tháng 3/2021, nỗ lực mở rộng khả năng sản xuất, nghiên cứu, R&D và đấu thầu sẽ đảm bảo cung ứng các công cụ hiện hành và đảm bảo các công cụ cải tiến mới có thể mở rộng phạm vi. Nếu được cấp tài chính đầy đủ, ACT-A có thể đảm bảo các công cụ cải tiến và công cụ mới được nâng cấp đầy đủ để chấm dứt đại dịch COVID-19.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng phó COVID-19 của ASEAN

Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS.Trần Văn Thuấn, Phó Vụ trưởng Vụ HTQT Phạm Thị Minh Châu đã có bài phát biểu tại cuộc họp. Là Chủ tịch đương nhiệm ASEAN, Việt Nam bày tỏ lời cảm ơn tới WHO, EC cùng các đối tác khác cũng như lời mời Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng ACT-A trên cương vị Chủ tịch ASEAN.

Trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam tới nay đã khống chế dịch thành công. Tính đến hết ngày 3/11, Việt Nam 62 ngày liên tiếp không ghi nhận ca lây nhiễm mới nào trong cộng đồng. Việt Nam vẫn cảnh giác cao trước COVID-19 và cho rằng vắc-xin là chìa khóa chống dịch COVID-19. Do đó, Việt Nam ủng hộ sáng kiến và cho rằng ACT-A sẽ có đóng góp lớn trong đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 và các công cụ ứng phó khác với COVID-19.

Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Trần Văn Thuấn dẫn đầu đoàn Bộ Y tế Việt Nam tham dự cuộc họp trực tuyến lần thứ 2 của Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: “Access to COVID-19 Tools Accelerator)

Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Trần Văn Thuấn dẫn đầu đoàn Bộ Y tế Việt Nam tham dự cuộc họp trực tuyến lần thứ 2 của Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A: “Access to COVID-19 Tools Accelerator)

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam chia sẻ một số biện pháp phối hợp và sáng kiến của các quốc gia thành viên ASEAN trong ứng phó với COVID-19. Cho tới nay, các quốc gia thành viên ASEAN đã thiết lập Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khu vực, quy trình điều hành chuẩn trong các trường hợp khẩn cấp y tế công, Trung tâm ASEAN cho các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và các bệnh mới nổi (PHEED) để các quốc gia ASEAN ứng phó thành công với COVID-19 và hồi phục toàn diện khỏi tác động của đại dịch.

Nhân dịp này, Việt Nam cũng tái khẳng định cam kết và tinh thần ASEAN trong thúc đẩy tinh thần đoàn kết quốc tế và hợp tác với các đối tác nhằm ứng phó với COVID-19 và đảm bảo tiếp cận công bằng với các công cụ ứng phó và vắc-xin COVID-19.

Nguyễn Vân

(bài, ảnh)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/viet-nam-tham-du-hop-act-a-ung-pho-covid-19-voi-vai-tro-chu-tich-asean-n182373.html