Việt Nam từ trên cao: Tiểu chủng viện trăm tuổi giữa ruộng lúa ở Bình Định

Nằm giữa cánh đồng lúa của huyện Tuy Phước, tiểu chủng viện Làng Sông là công trình tôn giáo nổi bật tại 'xứ Nẫu' Bình Định. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, nhà thờ này thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo.

Tiểu chủng viện Làng Sông được thành lập khoảng 1841 - 1850, ban đầu chỉ là nhà mái tranh, vách phên tre. Hiện, kiến trúc của tiểu chủng viện Làng Sông còn đến ngày nay được xây mới và khánh thành vào năm 1927. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Tiểu chủng viện Làng Sông được thành lập khoảng 1841 - 1850, ban đầu chỉ là nhà mái tranh, vách phên tre. Hiện, kiến trúc của tiểu chủng viện Làng Sông còn đến ngày nay được xây mới và khánh thành vào năm 1927. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Nơi đây còn được biết đến là một trong những cơ sở in ấn sớm nhất, góp phần xây dựng, quảng bá và phát triển chữ Quốc ngữ, bên cạnh nhà in Tân Định (Sài Gòn) và nhà in Ninh Phú (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Nơi đây còn được biết đến là một trong những cơ sở in ấn sớm nhất, góp phần xây dựng, quảng bá và phát triển chữ Quốc ngữ, bên cạnh nhà in Tân Định (Sài Gòn) và nhà in Ninh Phú (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Tiểu chủng viện Làng Sông nằm trên một gò cao, được bao quanh bởi hào nước và những hàng cây sao xanh cổ thụ. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Tiểu chủng viện Làng Sông nằm trên một gò cao, được bao quanh bởi hào nước và những hàng cây sao xanh cổ thụ. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Người dân địa phương còn gọi Tiểu chủng viện Làng Sông là “Nhà thờ Lòng Sông”. Trước kia, nhà thờ Lòng Sông có tên gọi là nhà thờ Làng Sông, do nằm giữa vùng ruộng đồng và sông nước. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Người dân địa phương còn gọi Tiểu chủng viện Làng Sông là “Nhà thờ Lòng Sông”. Trước kia, nhà thờ Lòng Sông có tên gọi là nhà thờ Làng Sông, do nằm giữa vùng ruộng đồng và sông nước. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Tuy nhiên, tấm biển ở cổng nhà thờ đã bị phai mờ theo thời gian. Khi được sửa lại, chữ "làng" đã được chuyển thành "lòng" theo phát âm của người địa phương, và từ đó tên gọi này được giữ nguyên đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Tuy nhiên, tấm biển ở cổng nhà thờ đã bị phai mờ theo thời gian. Khi được sửa lại, chữ "làng" đã được chuyển thành "lòng" theo phát âm của người địa phương, và từ đó tên gọi này được giữ nguyên đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Nhà thờ nổi bật trên nền xanh biếc của mặt nước và bóng cây. Kiến trúc Gothic của công trình với các chi tiết đặc trưng như cổng vòm nhọn và hoa văn trang trí, tạo nên vẻ uy nghi, cổ kính. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Nhà thờ nổi bật trên nền xanh biếc của mặt nước và bóng cây. Kiến trúc Gothic của công trình với các chi tiết đặc trưng như cổng vòm nhọn và hoa văn trang trí, tạo nên vẻ uy nghi, cổ kính. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Chính diện thánh đường kết hợp với các tòa nhà hai tầng đối xứng, tạo nên một tổng thể bề thế, trang nghiêm. Mặt tiền nhà thờ được trang trí bởi những khung ô đối xứng, bông gió và các hoa văn tinh xảo, làm nổi bật phong cách kiến trúc thánh đường đặc trưng. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Chính diện thánh đường kết hợp với các tòa nhà hai tầng đối xứng, tạo nên một tổng thể bề thế, trang nghiêm. Mặt tiền nhà thờ được trang trí bởi những khung ô đối xứng, bông gió và các hoa văn tinh xảo, làm nổi bật phong cách kiến trúc thánh đường đặc trưng. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Toàn cảnh Tiểu chủng viện Làng Sông nhìn từ trên cao mang đến một vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và sự cổ kính. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Toàn cảnh Tiểu chủng viện Làng Sông nhìn từ trên cao mang đến một vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và sự cổ kính. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Qua hàng thế kỷ, Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn giữ gần như nguyên vẹn nét kiến trúc xưa cũ. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Qua hàng thế kỷ, Tiểu chủng viện Làng Sông vẫn giữ gần như nguyên vẹn nét kiến trúc xưa cũ. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Đức Hiếu Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/viet-nam-tu-tren-cao-tieu-chung-vien-tram-tuoi-giua-ruong-lua-o-binh-dinh/