Việt Nam từng lắp tên lửa Mỹ lên trực thăng Liên Xô, tham chiến ở Campuchia

Loại trực thăng tấn công duy nhất chúng ta từng sử dụng là Mi-24 do Liên Xô sản xuất. Trong thời kỳ tham chiến ở chiến trường Campuchia, chúng ta thậm chí còn trang bị tên lửa Mỹ cho loại trực thăng tấn công này.

Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng tấn công đúng nghĩa là trong cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam với các trực thăng Mi-24A. Nguồn ảnh: Lotnictwo.

Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng tấn công đúng nghĩa là trong cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam với các trực thăng Mi-24A. Nguồn ảnh: Lotnictwo.

Loại trực thăng này được Việt Nam sử dụng trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh chống Khmer Đỏ ở Campuchia. Cho tới tận năm 1986 khi quân Khmer bị đẩy tới biên giới Thái - Campuchia, chúng ta mới dần dừng sử dụng loại trực thăng này. Nguồn ảnh: Lotnictwo.

Loại trực thăng này được Việt Nam sử dụng trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh chống Khmer Đỏ ở Campuchia. Cho tới tận năm 1986 khi quân Khmer bị đẩy tới biên giới Thái - Campuchia, chúng ta mới dần dừng sử dụng loại trực thăng này. Nguồn ảnh: Lotnictwo.

Tới nay, toàn bộ biên đội trực thăng tấn công Mi-24 của chúng ta đã dừng sử dụng do quá niên hạn, không thể tiếp tục sửa chữa để kéo dài tuổi thọ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới nay, toàn bộ biên đội trực thăng tấn công Mi-24 của chúng ta đã dừng sử dụng do quá niên hạn, không thể tiếp tục sửa chữa để kéo dài tuổi thọ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kể từ khi Mi-24 dừng phục vụ không quân Việt Nam, chúng ta cũng không còn bất cứ một loại trực thăng tấn công nào khác trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: TL.

Kể từ khi Mi-24 dừng phục vụ không quân Việt Nam, chúng ta cũng không còn bất cứ một loại trực thăng tấn công nào khác trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: TL.

Khi tham chiến, trực thăng Mi-24 có hai giá treo hỏa lực phụ ở hai hông cho phép nó mang theo các loại pháo phản lực không điều khiển S-8, S-5 hoặc bom. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khi tham chiến, trực thăng Mi-24 có hai giá treo hỏa lực phụ ở hai hông cho phép nó mang theo các loại pháo phản lực không điều khiển S-8, S-5 hoặc bom. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mang vác vũ khí của trực thăng tấn công Mi-24 cũng rất đáng nể khi nó mang theo được tối đa 10 quả bom 100 kg hoặc 4 quả bom 250 kg. Nguồn ảnh: TL.

Sức mang vác vũ khí của trực thăng tấn công Mi-24 cũng rất đáng nể khi nó mang theo được tối đa 10 quả bom 100 kg hoặc 4 quả bom 250 kg. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài ra, loại máy bay này còn mang theo được các tên lửa chống tăng AT-2 hoặc AT-6 - biến nó thành "sát thủ xe tăng bay", cực kỳ nguy hiểm với mọi loại xe tăng của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, loại máy bay này còn mang theo được các tên lửa chống tăng AT-2 hoặc AT-6 - biến nó thành "sát thủ xe tăng bay", cực kỳ nguy hiểm với mọi loại xe tăng của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.

Điều đáng nói đó là trong những hình ảnh về Mi-24A tham chiến trên chiến trường Campuchia, có cả những hình ảnh bằng chứng cho thấy chúng ta đã sử dụng tên lửa Hydra chiến lợi phẩm từ kháng chiến chống Mỹ cho loại trực thăng này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Điều đáng nói đó là trong những hình ảnh về Mi-24A tham chiến trên chiến trường Campuchia, có cả những hình ảnh bằng chứng cho thấy chúng ta đã sử dụng tên lửa Hydra chiến lợi phẩm từ kháng chiến chống Mỹ cho loại trực thăng này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hydra là loại pháo phản lực không dẫn đường tương tự như S-8 hay S-5 của Liên Xô, tuy nhiên loại vũ khí này thường được sử dụng trên máy bay trực thăng của Mỹ chứ không phải với Mi-24. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hydra là loại pháo phản lực không dẫn đường tương tự như S-8 hay S-5 của Liên Xô, tuy nhiên loại vũ khí này thường được sử dụng trên máy bay trực thăng của Mỹ chứ không phải với Mi-24. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc trang bị tên lửa Hydra lên các trực thăng của Liên Xô cho phép chúng ta giải quyết được vấn đề tiếp tế khi có thể tận dụng tốt dàn vũ khí trong các kho chứa Mỹ để lại sau khi rút khỏi Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc trang bị tên lửa Hydra lên các trực thăng của Liên Xô cho phép chúng ta giải quyết được vấn đề tiếp tế khi có thể tận dụng tốt dàn vũ khí trong các kho chứa Mỹ để lại sau khi rút khỏi Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, việc tương thích được tên lửa Hydra với trực thăng Liên Xô cũng cho thấy sự tài tình của lực lượng thợ máy, phi công Việt Nam trong quá khứ khi có thể làm chủ, cải biên được nhiều loại khí tài hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, việc tương thích được tên lửa Hydra với trực thăng Liên Xô cũng cho thấy sự tài tình của lực lượng thợ máy, phi công Việt Nam trong quá khứ khi có thể làm chủ, cải biên được nhiều loại khí tài hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới tận ngày nay, pháo phản lực Hydra vẫn tiếp tục được quân đội Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Loại hỏa lực này cực kỳ thích hợp khi sử dụng với tốc độ lớn, mật độ dày đặc để áp đảo hỏa lực đối phương dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới tận ngày nay, pháo phản lực Hydra vẫn tiếp tục được quân đội Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Loại hỏa lực này cực kỳ thích hợp khi sử dụng với tốc độ lớn, mật độ dày đặc để áp đảo hỏa lực đối phương dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trực thăng Mi-24 với khả năng vừa bay vừa chở quân cực kỳ độc đáo.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-tung-lap-ten-lua-my-len-truc-thang-lien-xo-tham-chien-o-campuchia-1352751.html