VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM, HỢP TÁC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tại cuộc tiếp Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản sáng 30/7, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Việt Nam mong muốn trong thời gian tới Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính trong vấn đề bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các ĐBQH Việt Nam và các Hạ Nghị sĩ Nhật Bản...

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Tuấn Anh chào đón Ngài Mutai Shunsuke - Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Tuấn Anh chào đón Ngài Mutai Shunsuke - Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Sáng 30/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy tiếp Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản do Ngài Mutai Shunsuke - Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản dẫn đầu. Tham dự cuộc tiếp có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh cùng các thành viên của Ủy ban; Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Thái Quỳnh Mai Dung.

Phát biểu tại cuộc tiếp, Ngài Mutai Shunsuke-Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản thay mặt Đoàn đã chia sẻ, bày tỏ nỗi đau mất mát to lớn với Nhân dân Việt Nam về sự từ trần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sang thăm Việt Nam lần này, Nhật Bản đánh giá cao sự nỗ lực trong phát triển kinh tế-xã hội cũng như những việc làm đối với việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, Nhật Bản cũng mong muốn nhận được sự chia sẻ, phối hợp về những hoạt động, kinh nghiệm, chính sách và thực hiện giám sát đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngài Mutai Shunsuke-Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Ngài Mutai Shunsuke-Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Thay mặt Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng Tiểu ban Môi trường và biến đổi khí hậu đã giới thiệu tổng quan về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ủy ban; đồng thời cho biết, môi trường của Việt Nam đã và đang chịu áp lực lớn từ các nguồn ô nhiễm gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ tác động. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua thì các áp lực đến môi trường ngày càng lớn. Tác động của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều vấn đề môi trường đã được xử lý, mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường chậm lại nhưng hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề môi trường cần được giải quyết.

Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo vệ, giám sát về môi trường, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thường xuyên tổ chức giám sát văn bản quy phạm pháp luật đối với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Ủy ban cũng đã tổ chức phiên giải trình về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt” vào cuối năm 2022; Tổ chức các hoạt động giám sát, tái giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm các dòng sông… trong năm 2022-2023.

Toàn cảnh cuộc tiếp Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Toàn cảnh cuộc tiếp Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Tại mỗi kỳ họp Quốc hội (02 kỳ họp/năm), Ủy ban đã tham gia thẩm tra, đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội hằng năm đối với các lĩnh vực Ủy ban phụ trách, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Trong năm 2025 sẽ tổ chức phục vụ giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ mội trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường, nhất là cam kết về mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, chuyển đổi năng lượng công bằng, đổi mới cơ chế tài chính, tín dụng quốc tế cho phát triển bền vững. Các hoạt động hợp tác quốc tế trong thời gian qua đã từng bước góp phần thực hiện hiệu quả nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao môi trường; đón đầu các cơ hội hợp tác, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh

Phát biểu tại cuộc tiếp Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cảm ơn những chia sẻ của Ngài Mutai Shunsuke và Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản với Nhân dân Việt Nam đối với sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, hiện nay, Việt Nam cũng đang đối diện với những thách thức về các vấn đề về môi trường như đô thị hóa phát triển mạnh, nhiều hoạt động dành cho phát triển kinh tế... Do vậy, để giảm thiểu những tác động từ ô nhiễm và các vấn đề khác đến môi từ môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường với phương châm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Năm 2020, Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và đây là một trong những luật quan trọng để các cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy

Theo kế hoạch, năm 2025 sẽ tổ chức phục vụ giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ mội trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”. Thông qua hoạt động này, Quốc hội và Chính phủ cũng như các Bộ ngành, địa phương sẽ nhìn nhận về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua để có những bổ sung, điều chỉnh trong việc thực hiện chính sách, luật pháp liên quan đến môi trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cũng cho biết, thông qua cuộc tiếp Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản, Việt Nam đã học hỏi được những kinh nghiệm từ phía Nhật Bản trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; tiêu chí về đảm bảo các dự án bảo vệ môi trường... Thời gian tới, Việt Nam mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính trong vấn đề bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các đại biểu Quốc hội Việt Nam và các Hạ Nghị sĩ Nhật Bản.

Một số hình ảnh tại cuộc tiếp Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản:

Lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Ủy viên

Lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Ủy viên

Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Ngài Mutai Shunsuke - Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Ngài Mutai Shunsuke - Hạ Nghị sĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản

Ngài Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Ngài Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản./.

Lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Đoàn Đại biểu Ủy ban Môi trường của Hạ viện Nhật Bản./.

Bích Lan - Minh Thành

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=88308