Vợ chồng mắc COVID-19 ở Hà Tĩnh nhiều khả năng nhiễm biến chủng Ấn Độ

Sở Y tế Hà Tĩnh nhận định, hai ca bệnh trở về từ Bình Dương mắc chủng siêu lây nhiễm Ấn Độ. Tại nhà tắm nước ngọt nơi hai bệnh nhân đến, ngành y tế ghi nhận đã có 7 ca lây nhiễm ở ổ dịch này.

Chiều 11/6, Bộ Y tế đã làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Hà Tĩnh đề triển khai các phương án phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh này.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn - Quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, cho hay, tỉnh ghi nhận 26 ca mắc COVID-19 từ ngày 4/6 đến nay. Sau khi phát hiện các ca mắc, Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã khoanh vùng, truy vết, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Buổi làm việc của Bộ Y tế tại Hà Tĩnh liên quan đến việc triển khai phương án phòng chống dịch.

Buổi làm việc của Bộ Y tế tại Hà Tĩnh liên quan đến việc triển khai phương án phòng chống dịch.

Hiện đã truy vết được 924 F1 và 8.526 F2. Qua xét nghiệm cho kết quả 839 mẫu F1 và 40.441 mẫu F2 vùng phong tỏa diện rộng âm tính với SAR-CoV-2.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, lãnh đạo ngành y tế Hà Tĩnh cho biết, đang tiếp tục truy vết những người liên quan đến ca bệnh, khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp nghi ngờ.

Sở Y tế nhận định, nguồn lây từ hai ca bệnh ở Bình Dương trở về là chủng Ấn Độ (B16172), có sự phát tán nhanh virus ra không khí, lây rất nhanh, rất nguy hiểm. Cường độ lây nhiễm gấp 2,5-2,8 lần so với chủng ban đầu, hơn 40% so với chủng virus Anh.

Sở Y tế nhận định, nguồn lây từ hai ca bệnh ở Bình Dương trở về là chủng Ấn Độ (B16172),

Sở Y tế nhận định, nguồn lây từ hai ca bệnh ở Bình Dương trở về là chủng Ấn Độ (B16172),

Trong khi đó hai ca bệnh này có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người nên tiềm ẩn khả năng lây lan cộng đồng rất cao.

Ngành chức năng cho hay, tại nhà tắm nước ngọt công cộng biển Xuân Hải – Lộc Hà là nơi phát tán lượng virus mạnh nhất của hai ca bệnh. Ổ dịch này phát hiện 7 ca mắc COVID-19 với tốc độ siêu lây nhiễm vào ngày 3/6.

Ngoài nguồn lây trên, ngành y tế cũng dự báo khả năng sẽ có nguồn lây thứ 2 vì trên một vài bệnh nhân yếu tố dịch tễ chưa được rõ ràng. Một số mẫu đang được chuyển ra Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xác định chủng virus.

Đoàn chuyên gia Bộ Y tế kiểm tra một số điểm chốt phong tỏa dịch ở Hà Tĩnh.

Đoàn chuyên gia Bộ Y tế kiểm tra một số điểm chốt phong tỏa dịch ở Hà Tĩnh.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Chí Thanh - GĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhận định, điểm tắm nước ngọt công cộng ở Lộc Hà, nơi vị trí hai bệnh nhân đã đến được xác định là nơi siêu lây nhiễm của ca bệnh. Đặc biệt phát tán virus mạnh nhất vào ngày 3/6. “Đây là ổ dịch siêu lây nhiễm. Nhiều ca nhiễm mới phát hiện đây cũng có lịch trình di chuyển đến địa điểm này”, ông Thanh thông tin.

Ông Phạm Quang Thái - Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phân tích, qua xét nghiệm mẫu, thì nghi vấn người chồng đã lây nhiễm cho vợ. Sau đó mới lây sang người khác. “Nguồn lây nhiễm này được xem là siêu lây nhiễm, mạnh nhất vào ngày ngày 3/6. Thời gian tới địa phương cần tăng cường lực lượng lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đến các ca bệnh”, ông Thái cho hay.

Ông Lê Ngọc Châu phát biểu tại buổi làm việc.

Ông Lê Ngọc Châu phát biểu tại buổi làm việc.

Còn liên quan đến 3 ca đi xét nghiệm dịch vụ phát hiện dương tính với SAR-CoV-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Lê Ngọc Châu đề nghị cần xem xét việc mở rộng điểm xét nghiệm dịch vụ cho người dân tại các địa bàn trên toàn tỉnh. “Mới đây, có 3 bệnh nhân đi xét nghiệm dịch vụ tại một bệnh viện tư nhân thì phát hiện bị mắc COVID-19. Vì thế, cần xem xét mở rộng một số điểm xét nghiệm trên toàn tỉnh để kiểm tra lấy mẫu”, ông Châu cho hay.

TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng cụ Y tế Dự phòng trong buổi làm việc tại TP Hà Tĩnh.

TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng cụ Y tế Dự phòng trong buổi làm việc tại TP Hà Tĩnh.

TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế đánh giá số lượng F1 tại Hà Tĩnh vô cùng lớn nguy cơ lây nhiễm cao cần phải giám sát chặt chẽ. “Việc truy vết cơ sở nồng cốt phải là người có kiến thức về y tế, đã được tập huấn. Truy vết F1 trước sau đó mới đến F2. Thời gian này, Hà Tĩnh cần phải đảm bảo phòng chống dịch ở các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp lớn”, TS Đặng Quang Tấn chia sẻ.

21 tỉnh, thành qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế sáng 12/6 cho biết có thêm 68 ca mắc COVID-19 trong nước tại 5 tỉnh, thành phố, nâng tổng số ca mắc trên cả nước đến nay lên 10.048 trường hợp. Thế giới chạm mốc gần 176 triệu ca.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 18h ngày 11/6 đến 6h ngày 12/6 có 68 ca mắc mới (BN9981-10048):

- 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

- 68 ca ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (29), TP. Hồ Chí Minh (20), Tiền Giang (10), Bắc Ninh (8), Lạng Sơn (1); trong đó 64 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Tính đến 6h ngày 12/6:

- Việt Nam có tổng cộng 8.418 ca ghi nhận trong nước và 1.630 ca nhập cảnh.

- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 6.848 ca.

- Có 21 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

- Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.957.231 mẫu cho 4.266.651 lượt người.

Tình hình điều trị:

- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 368

+ Lần 2: 105

+ Lần 3: 61

- Số ca tử vong: 57 ca.

- Số ca điều trị khỏi: 3.804 ca.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến 6h ngày 12/6

- Cả thế giới có 175.986.916 ca mắc, trong đó 159.538.518 khỏi bệnh; 3.799.199 và 12.649.199 trị (84.446 ca diễn biến nặng).

- Trong 24 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 380.719 ca, tử vong tăng 10.605 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 24.572 ca, trong đó: Indonesia tăng 8.083 ca, Malaysia tăng 6.849 ca, Philippines tăng 6.686 ca, Thái Lan tăng 2.290 ca, Campuchia tăng 655 ca, Myanmar tăng 188 ca, Singapore tăng 9 ca, Lào tăng 4 ca.

Kết quả xét nghiệm 670 trường hợp liên quan chùm ca bệnh COVID-19 ở Đông Anh - Hà Nội

Theo Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế và huyện Đông Anh đã mở rộng diện lấy mẫu 670 trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh ở Chợ Cửa hàng mới, huyện Đông Anh đều có kết quả âm tính.

Theo đó, Sở Y tế Hà nội và huyện Đông Anh đã mở rộng diện lấy mẫu tới những khu vực liên quan như: công ty Panasonic thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (73 người), Bệnh viện Bắc Thăng Long (283 người) và 314 người liên quan đến Chợ Cửa hàng mới, Chợ Tó và các địa điểm liên quan khác (tổng cộng 670 người).

Kết quả ngoài các trường hợp dương tính đã được phát hiện và công bố, 10 mẫu chưa có kết quả (5F1 của BN9521 và 5 mẫu tại Bệnh viện Bắc Thăng Long do vừa chuyển mẫu lên CDC) thì số còn lại đều âm tính. Dự kiến trong ngày hôm nay và những ngày tiếp theo sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực liên quan để đánh giá nguy cơ.

Hoài Nam - Quảng An - Thuận Phương

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vo-chong-mac-covid-19-o-ha-tinh-nhieu-kha-nang-nhiem-bien-chung-an-do-post1345288.tpo