Voọc Chà vá chân đen bỗng xuất hiện tại Tây Ninh: Quý hiếm sao?

Voọc Chà vá chân đen là loài đặc hữu của Đông Dương, đã được đưa vào Sách Đỏ, thuộc nhóm EN-nhóm cực kỳ nguy cấp cần bảo tồn khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Ông Mang Văn Thới, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, cho biết lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện nhiều của cá thể Voọc Chà vá chân đen tại khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.

Ông Mang Văn Thới, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, cho biết lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện nhiều của cá thể Voọc Chà vá chân đen tại khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.

Từ tháng 5/2021, tại Khu rừng Văn hóa Lịch sử Núi Bà Đen (Tây Ninh) xuất hiện từ 2 - 3 đàn Voọc Chà vá chân đen, mỗi đàn từ 2 đến 3 con. Tháng 6/2021 các cơ quan chức năng đã nhìn thấy 2 cá thể Voọc Chà vá chân đen từ xa khi đi cáp treo lên đỉnh núi. Cuối tháng 10/2021 phát hiện thêm 1 cá thể trong khu vực rừng tự nhiên trên sườn núi.

Từ tháng 5/2021, tại Khu rừng Văn hóa Lịch sử Núi Bà Đen (Tây Ninh) xuất hiện từ 2 - 3 đàn Voọc Chà vá chân đen, mỗi đàn từ 2 đến 3 con. Tháng 6/2021 các cơ quan chức năng đã nhìn thấy 2 cá thể Voọc Chà vá chân đen từ xa khi đi cáp treo lên đỉnh núi. Cuối tháng 10/2021 phát hiện thêm 1 cá thể trong khu vực rừng tự nhiên trên sườn núi.

Thông qua hình ảnh, các chuyên gia về linh trưởng ở Việt Nam bước đầu xác định đây là loài Voọc Chà vá chân đen, tên khoa học là Pygathrix nigripes.

Thông qua hình ảnh, các chuyên gia về linh trưởng ở Việt Nam bước đầu xác định đây là loài Voọc Chà vá chân đen, tên khoa học là Pygathrix nigripes.

Voọc Chà vá chân đen là một loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam và Campuchia, sinh sống ở khu vực Nam Trường Sơn của Việt Nam (Cao nguyên Lâm Viên) và miền núi Campuchia lân cận.

Voọc Chà vá chân đen là một loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam và Campuchia, sinh sống ở khu vực Nam Trường Sơn của Việt Nam (Cao nguyên Lâm Viên) và miền núi Campuchia lân cận.

Voọc Chà vá chân đen có thân lông xám với vết lông trắng ở mông, lông vai và tay màu đen, tay dài hơn chân, đuôi dài, sắc lông trắng, mắt hơi xếch, có vành râu quai nón màu trắng...

Voọc Chà vá chân đen có thân lông xám với vết lông trắng ở mông, lông vai và tay màu đen, tay dài hơn chân, đuôi dài, sắc lông trắng, mắt hơi xếch, có vành râu quai nón màu trắng...

Hai bên thái dương chúng có viền lông nâu đỏ. Mặt nhiều lông dài màu trắng xám. Voọc chà vá con lớn nặng khoảng 10 kg.

Hai bên thái dương chúng có viền lông nâu đỏ. Mặt nhiều lông dài màu trắng xám. Voọc chà vá con lớn nặng khoảng 10 kg.

Thức ăn của Voọc Chà vá chân đen gần như toàn lá cây, thỉnh thoảng thêm trái cây và hoa.

Thức ăn của Voọc Chà vá chân đen gần như toàn lá cây, thỉnh thoảng thêm trái cây và hoa.

Voọc Chà vá chân đen thường sống ở rừng kín nửa rụng lá và rừng cây họ Dầu Dipterocarpaceae.

Voọc Chà vá chân đen thường sống ở rừng kín nửa rụng lá và rừng cây họ Dầu Dipterocarpaceae.

Voọc Chà vá chân đen là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Voọc Chà vá chân đen là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Theo đó, tất cả các hành vi bẫy, bắt, nuôi nhốt, mua bán trái pháp luật Voọc Chà vá chân đen đều bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Theo đó, tất cả các hành vi bẫy, bắt, nuôi nhốt, mua bán trái pháp luật Voọc Chà vá chân đen đều bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Để kịp thời bảo vệ đàn Voọc Chà vá chân đen lần đầu tiên xuất hiện tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh đã có văn bản đề nghị Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen kịp thời có kế hoạch tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ hiệu quả, an toàn loại động vật quý hiếm này.

Để kịp thời bảo vệ đàn Voọc Chà vá chân đen lần đầu tiên xuất hiện tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh đã có văn bản đề nghị Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen kịp thời có kế hoạch tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ hiệu quả, an toàn loại động vật quý hiếm này.

Đồng thời, Ban quản lý và lực lượng Kiểm lâm sẽ phối hợp cùng các ngành chức năng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người dân và khách du lịch biết, để có ý thức bảo vệ, không có hành vi xâm phạm khi bắt gặp sự xuất hiện của đàn voọc chà vá chân đen trên núi Bà Đen.

Đồng thời, Ban quản lý và lực lượng Kiểm lâm sẽ phối hợp cùng các ngành chức năng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người dân và khách du lịch biết, để có ý thức bảo vệ, không có hành vi xâm phạm khi bắt gặp sự xuất hiện của đàn voọc chà vá chân đen trên núi Bà Đen.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vooc-cha-va-chan-den-bong-xuat-hien-tai-tay-ninh-quy-hiem-sao-1617380.html