Vụ án xử tội tham nhũng nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng.

1. Cha con vị khai quốc công thần nhà Hậu Lê nào bị sử sách ghi lại tội ăn của đút?

A. Trần Nguyên Hãn – Trần Trung Khoản

B. Triệu Túc- Triệu Quang Phục

C. Nguyễn Xí - Nguyễn Sư Hồi

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, vào năm 1463, nhân việc cha con Nguyễn Xí - Nguyễn Sư Hồi ăn của đút có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, vua Lê Thánh Tông có sắc dụ truyền đến cho Nguyễn Sư Hồi rằng: "Dương Quốc Minh bảo là Ngô Tây lấy 30 lạng bạc trao cho Nguyễn Xí - Nguyễn Sư HôìNguyễn Hồ đến đút lót bọn ngươi. Ngươi sai vợ lẽ ngươi nhận lấy. Vả khi trước nó đút lót cho cha ngươi (Nguyễn Xí) 50 lạng, nay chuyển sang đút lót cho ngươi (cộng) là 80 lạng, hiện còn ở nhà ngươi, ngươi lại không biết hay sao? Nay đặc sai quan Tư lễ giám Nguyễn Áng đem sắc chỉ tới bảo ngươi và đòi lấy 80 lạng đút lót ấy mang về. Ngươi có tội mà không ngại sửa bỏ tội lỗi thì sau này chắc chắn không bị tai họa".

2. Vị tướng nào tham 10 mâm vàng mà dẫn đến vua và tướng nhà Trần chết trận?

A. Vũ Tự

B. Đỗ Tử Bình

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1376, chúa Chiêm Thành là Chế Bồng Nga mang quân sang quấy rối biên giới Đại Việt. Vua Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đem quân đi đánh. Chế Bồng Nga dâng 10 mâm vàng cầu hòa.Nhận sính lễ cầu hòa của địch, lòng tham làm mờ mắt viên hành khiển họ Đỗ. Thay vì tâu lên vua, ông ta giấu đi, làm của riêng mình, rồi nói dối vua Chế Bồng Nga kiêu ngạo, khinh nhờn, vô lễ, khuyên vua nên đem quân đi đánh. Nghe lời, vua Trần Duệ Tông quyết tâm thân chinh.Khi vua Duệ Tông đánh Chiêm Thành bị giặc vây hãm, Đỗ Tử Bình chỉ huy hậu quân không đến cứu giúp khiến vua cùng nhiều tướng khác chết.Sau này, Trần Nghệ Tông truy tặng ông làm Thiếu bảo và cho ông được tòng tự ở Văn Miếu, thờ chung với Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Mãi đến đời sau các thân sĩ không đồng tình với quyết định của Nghệ Tông nên tước bỏ Đỗ Tử Bình ra khỏi Văn Miếu.Ngô Thì Sĩ viết trong "Đại Việt sử ký tiền biên": "Được thờ ở Văn Miếu tất người đó đã được Khổng Tử khen ngợi… Nếu chỉ vì văn chương tài nghệ và công nghiệp nhất thời, liền đưa lên thờ phụ thì sẽ nắm đồ thờ không kể xiết. Nhà Trần cho ba người là Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Đỗ Tử Bình được thờ ở Văn Miếu. Chu Văn An là hơn rồi, Hán Siêu không làm nổi chức vụ, Tử Bình dù chém cũng chưa hết tội, mà lại chen vào nơi cung đình lễ nhạc, thì còn sai lầm gì hơn".

C. Nguyễn Nạp Hòa

3. Vị nho sinh đã đậu trạng nguyên nhờ bài văn chống tham nhũng nổi tiếng trong sử Việt là ai?

A. Vũ Kiệt

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, trạng nguyên Vũ Kiệt (1452-?), quê ở xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Năm 20 tuổi, ông đỗ trạng nguyên khoa thi Nhâm Thìn, đời vua Lê Thánh Tông (1472).Theo Văn hiến Kinh Bắc, bài văn sách thi Đình của Vũ Kiệt được triều đình coi như kiệt tác về sách lược trị nước, an dân, được lưu truyền làm mẫu cho các sĩ tử sau này học tập.Trong bài thi này, Vũ Kiệt viết rằng “sự thành bại của quốc gia là xuất phát từ sự trung thực hay gian tà của các quan... Quan lại thất đức, việc ăn hối lộ được đưa ra ánh sáng thì thói tham lam không thể phát triển mãi được”.Ông đã chỉ cách khắc phục: Thần mong bệ hạ hãy tuyển chọn những người công minh trong sạch và ngay thẳng, lấy danh vị giao cho họ trọng trách...Ra lệnh cho quan ngự sử kiểm soát, khích lệ biểu dương để thấy được những quan liêm khiết và nêu từng việc để biết được sự liêm khiết của họ. Ông quan nào thuộc hạng ô lại và cũng lấy việc ấy để nêu cái ô nhục của họ, để điều trần tâu lên chính xác rõ ràng. Nếu quả thực họ là người liêm khiết thì ân thưởng ưu đãi và quan trường cũng được ban thưởng. Nếu quả thực họ là kẻ tham ô thì hình phạt không tha thứ và trưởng quan cũng tùy theo đó mà xử phạt...”.Trạng nguyên Vũ Kiệt (1452-?) người làng Cửu Yên (nay thuộc xã Ngũ Thái huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh). Từ thủa nhỏ, Vũ Kiệt đã ham học. Sau khi đỗ thi hương, thi hội, Vũ Kiệt được vào thi đình. Tại kỳ thi năm Nhâm Thìn (1472) khi vừa tròn 20 tuổi, với bài đình đối sắc sảo, Vũ Kiệt đã được vua Lê Thánh Tông chấm Trạng nguyên. Vì tên nôm của làng Cửu Yên là Vít nên dân gian gọi luôn vị tân khoa là Trạng Vít. Như vậy, ông là Trạng nguyên thứ 4 của nhà Hậu Lê và là Trạng nguyên đứng thứ 13 trong danh sách 48 vị Trạng nguyên của nước ta.

B. Mạc Đĩnh Chi

C. Nguyễn Trãi

4. Vụ án xử tội nhận hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến khiến 17 viên quan nhận án tử xảy ra dưới thời vua nào?

A. Vua Tự Đức

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tháng 12/1854, thương nhân nước ngoài tố giác nhiều quan lại triều đình ăn đút lót của thuyền buôn ngoại quốc ở Quảng Nam. Biết tin, vua Tự Đức lập tức phái quan Quản viện đô sát cầm đầu đoàn thanh tra triều đình đến Quảng Nam điều tra làm rõ. Kết quả, những tố giác là có thật.Án được trình lên, chiếu theo Hoàng Việt luật lệ, 17 người bị xử tội giảo giam hậu (bắt thắt cổ chết nhưng còn tạm giam đợi lệnh), 25 người bị tội lưu đày, 12 người bị tội làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức. Nhiều quan lớn liên quan bị trừng phạt nặng nề.Trong vụ án này, nhiều quan lớn bị kết tội như Tham tri Bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên đốc học Phan Bật chia nhau 60 lạng bạc bị tội lưu đày. Tri phủ Điện Bàn là Nguyễn Bá Đôn ăn hối lộ 12 lạng bạc, án sát Đặng Kham nhận đút lót 82 lạng bạc. Sau khi bị bắt giam, Đặng Kham lâm bệnh chết trong tù.Theo các tài liệu lịch sử lưu lại, đây là vụ án xử tội nhận hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến.

B. Vua Thiệu Trị

C. Vua Minh Mạng

5. Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1834, Tuần phủ Trịnh Đường tham ô tới 1.000 quan tiền bị phát giác. Ông này bị xử như thế nào?

A. Tội trảm (chém đầu)

B. Tội giảo (thắt cổ)

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trước kia khi quân Xiêm (Thái Lan) tiến sát tỉnh Hà Tiên, Tuần phủ Hà Tiên Trịnh Đường lấy trộm 1.000 quan tiền công của kho đem xuống thuyền chạy trốn, có nguyên án sát Đặng Văn Nguyên trông thấy. Sau khi tỉnh Hà Tiên thu phục, Trịnh Đường lại tâu tiền ở kho bị giặc lấy mất. Đến khi Tham tán Hồ Văn Khuê phát giác, chỉ đích danh tham tặc và tâu lên, vua Minh Mạng biết chuyện, rất tức giận bèn tuyên dụ: “Trịnh Đường trước đây có lỗi đã được gạt bỏ vết xấu mà lại dung. Để Hà Tiên thất thủ, tội đã kho tha thứ, lại còn dám nhân lúc ấy, lấy cắp tiền công đến 1.000 quan vội bỏ thành trì đất đai mà chạy! Bản tâm của y chính là nhằm lợi dụng lúc có giặc cướp để làm việc gian tham đó, thực đáng ghét. Nay lập tức cách chức, cho xích lại, giao Viện tiếp biện là Trần Chấn xét rõ, tâu lê ”. (Đại Nam thực lục).Sau khi thành án, Trịnh Đường bị xử tội giảo quyết (thắt cổ cho chết ngay).

C. Tội cưu thủ (chém rồi lấy đầu đem bêu)

6. Luật chống tham nhũng nổi tiếng dưới triều Nguyễn là luật gì?

A. Bộ luật Gia Long

B. Hoàng Việt luật lệ

C. Luật Hồi tỵ

Câu trả lời đúng là đáp án C: Luật Hồi tỵ (nghĩa gốc là tránh đi hoặc né tránh) quy định, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác.Luật "hồi tỵ" cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền.Luật Hồi tỵ được ban hành đầu tiên dưới thời vua Lê Thánh Tông về việc bổ dụng đội ngũ quan lại phong kiến thời đó trong cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.Đến thời Minh Mạng, Luật Hồi tỵ còn triệt để hơn, được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới.Năm 1836, luật “Hồi tỵ” được bổ sung thêm: “Thông lại không được làm việc ở nguyên quán mà phải làm việc ở huyện khác”.Đến thời Thiệu Trị (1841-1847), luật này lại được điều chỉnh một lần nữa với quy định bổ sung: “Trong nha môn có nhiều người là bố vợ, anh em ruột, em của vợ đều phải hồi tỵ”.

7. Vị quan thanh liêm nào đã từng được vua Lê Thánh Tông ban cho thẻ bài “Liêm tiết”?

A. Vũ Tự

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vũ Tự (1466 - ?) là quan thời Lê sơ, đậu hoàng giáp và làm đến tả thị lang bộ Hình. Vũ Tụ là vị phán quan nổi tiếng thanh liêm thời vua Lê Thánh Tông. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, vua từng cho người biếu lụa thử các quan, các quan đều nhận cả, chỉ riêng ông không chịu nhận và đuổi về. Khi biết ông không chịu nhận lụa thử, vua khen ông có tiết tháo và ban hai chữ "liêm tiết", cho dán vào cổ áo mỗi khi vào bàn việc quốc sự.Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận xét ông là "tính liêm thẳng, làm quan trong sạch, cần kiệm, chưa từng lấy bậy của người".

B. Nguyễn Thiện

C. Nguyễn Văn Thành

8. Vị quan triều Lý từng từ chối cả mâm vàng hối lộ?

A. Lý Thường Kiệt

B. Tô Hiến Thành

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tô Hiến Thành (1102- 1179) quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng, Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải là tôn thất nhà Lý.Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Tô Hiến Thành là một trong những vị quan thanh liêm nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Khi còn giữ chức Thái phó của triều Lý, ông từng từ chối cả mâm vàng hối lộ của Chiêu Linh hoàng thái hậu để sửa di chiếu của vua Lý Anh Tông.

C. Vũ Tự

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/vu-an-xu-toi-tham-nhung-noi-tieng-nhat-trong-lich-su-phong-kien-viet-nam-1664241.tpo