Vụ ngộ độc bánh mì Phượng và bài học đắt giá về xây dựng, bảo vệ thương hiệu
Vụ ngộ độc không chỉ 'đánh đổ' thương hiệu bánh mì Phượng nổi tiếng một thời mà còn ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch, văn hóa ẩm thực của Hội An.
Bánh mì Phượng (địa chỉ số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An) - một thương hiệu lâu năm, không chỉ nổi tiếng ở phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) mà còn được du khách trong và ngoài nước biết tới khi đến đây.
Nhiều năm qua, bánh mì Phượng đã được các trang web về du lịch uy tín trên thế giới như Tripadvisor, Foursquare… đánh giá là một trong những loại bánh mì ngon nhất thế giới, cũng như nhận được những phản hồi tích cực của thực khách.
Để có thể thưởng thức được bánh mì ở đây, thực khách thường phải xếp một hàng dài để đợi tới lượt, mỗi ngày quán bán từ 1.000- 2.000 ổ bánh mì là chuyện bình thường.
Đây cũng là nơi được cố đầu bếp Anthony Bourdain (người ngồi ăn bún chả cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hà Nội năm 2016) giới thiệu trên sóng truyền hình quốc tế với dành lời khen tặng là "bánh mì ngon nhất thế giới".
Bánh mì Phượng dần được coi là một điểm đến gắn liền với phổ cổ Hội An. Tuy nhiên, vụ ngộ độc thực phẩm mới đây có nguy cơ xóa đi tất cả những điều tốt đẹp đó.
Ngày 11/9, một số người dân và du khách sau khi ăn bánh mì Phượng có biểu hiện bị ngộ độc. Con số này liên tục tăng và đến ngày 14/9 số người bị ngộ độc đã lên đến 141 người. Theo con số tăng dần, hình ảnh thương hiệu bánh mì Phương sau bao năm cũng... trượt dần.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã yêu cầu bánh mì Phượng tạm dừng hoạt động.
Khi số người ngộ độc lên đến hàng trăm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phải vào cuộc đề nghị tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng và yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam kiểm tra toàn diện điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu kiểm tra, tìm rõ căn nguyên vụ việc; xử lý nghiêm nếu có vi phạm và thông báo kết quả công khai đến cộng đồng.
Hiện vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang xem nguyên nhân ngộ độc là do đâu nhưng chắc chắn, sau vụ việc này hình ảnh thương hiệu “bánh mì ngon nhất thế giới” sẽ “trượt dốc” trong lòng người tiêu dùng, trước hết là người tiêu dùng ngay tại Hội An. Một điểm đến ẩm thực bị nghi ngờ không đảm bảo an toàn thực phẩm ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và truyền thống văn hóa ẩm thực của Hội An nói chung.
Đây thực sự là một bài học đắt giá về bảo vệ thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu đã khó, vì cần thời gian tích lũy đánh giá cảm nhận, sự hài lòng của khách hàng và để bảo vệ thương hiệu còn khó hơn. Đặc biệt, trong kinh doanh thực phẩm, bảo vệ thương hiệu không tách rời với an toàn thực phẩm.
Chỉ một sự cố có thể đánh mất đi công sức xây dựng thương hiệu trong tích tắc. Và cần rất nhiều thời gian để xóa nhòa sự nghi ngờ và khôi phục lòng tin của người tiêu dùng.
Sự việc cũng một lần nữa cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm thấy rõ sự quan trọng của việc kiểm soát và đảm bảo an toàn thực phẩm đặc biệt là ở chuỗi cung ứng thực phẩm.
Trong các trường hợp nổi tiếng về việc gây ô nhiễm thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm, thường có sự mắc kẹt của các nhà cung cấp không đáng tin cậy. Các đơn vị kinh doanh cần thiết lập quan hệ đáng tin cậy với các nhà cung cấp, đảm bảo rằng nguồn nguyên liệu và sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất.
Thứ hai, việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng là vô cùng quan trọng. Các đơn vị kinh doanh cần đảm bảo rằng quy trình kiểm soát chất lượng được thực hiện một cách nghiêm ngặt từ việc nhận nguyên liệu đến quá trình sản xuất và phân phối. Việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra định kỳ sẽ giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng cao nhất.
Thứ ba, việc đào tạo nhân viên về vệ sinh và an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Các đơn vị kinh doanh cần đảm bảo rằng nhân viên của họ được đào tạo đúng cách về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan. Việc nắm vững các quy định và quy trình liên quan đến an toàn thực phẩm sẽ giúp nhân viên nhận biết và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo sự an toàn cho khách hàng.
Thứ tư, sự minh bạch và tác động của truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng. Trong những trường hợp có sự cố về an toàn thực phẩm, việc thông báo công khai và tận tâm đối với khách hàng là rất quan trọng. Các đơn vị kinh doanh cần phản ứng nhanh chóng, cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề, biện pháp đã được thực hiện và cam kết cải thiện trong tương lai. Điều này sẽ giúp tái thiết lòng tin của khách hàng và xây dựng lại thương hiệu.
Cuối cùng, việc học hỏi từ những trường hợp sự cố trong quá khứ là một bài học quý giá. Các đơn vị kinh doanh cần theo dõi và nắm bắt những trường hợp gây hại đến thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh để học hỏi từ những sai lầm và áp dụng những biện pháp phòng ngừa tương tự. Việc nắm bắt xu hướng và những thay đổi trong quy định về an toàn thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng để các đơn vị kinh doanh có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và tuân thủ các quy định một cách tốt nhất.
Kết lại, đối với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ ẩm thực, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng lòng tin của khách hàng là yếu tố quyết định về thành công và sự tồn tại.
Trước đó vào cuối năm 2021, bánh mì Phượng cũng có sự cố khiến thực khách và dân mạng bức xúc, nhiều người kêu gọi tẩy chay vì thái độ phục vụ của nhân viên quán không thân thiện. Vụ việc khiến chủ tiệm bánh mì Phượng phải lên tiếng giải thích, xin lỗi và mong mọi người hiểu, thông cảm.