Vựa lúa chuyển mình

Huyện Mộ Đức được mệnh danh là vựa lúa của Quảng Ngãi. Tuy nhiên, để bứt phá đi lên, huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng.BẢO HOÀQ.DUYÊNTIN, BÀI LIÊN QUAN:

Nhờ sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, năm 2023, huyện Mộ Đức đã gặt hái nhiều thành tựu. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Dù thời tiết trong năm qua không được thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng với kinh nghiệm, tính cần cù, đồng thời mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân Mộ Đức đã mang lại những mùa vụ bội thu. Tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 81,5 nghìn tấn, đạt 103% kế hoạch và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cánh đồng lúa ở huyện Mộ Đức.

Cánh đồng lúa ở huyện Mộ Đức.

Bên cạnh các vựa lúa năng suất, chất lượng cao, huyện Mộ Đức còn có các vùng sản xuất hoa màu tập trung, phát triển hiệu quả kinh tế trang trại. Năm 2023, huyện đã phê duyệt 10 vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng tổng số vùng sản xuất đã được phê duyệt là 14 vùng, với quy mô 454ha. Mộ Đức đã thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống khoảng 520ha, lúa thương phẩm 755ha; liên kết tiêu thụ sản phẩm bắp sinh khối 259ha... Toàn huyện hiện có 13 trang trại chăn nuôi đang hoạt động ổn định, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.258 tỷ đồng. Tổng doanh thu hằng năm của các trang trại khoảng 487 tỷ đồng. Đặc biệt, trang trại Bò sữa Vinamilk Quảng Ngãi có khoảng 4.000 con, thu hoạch 62 tấn sữa/ngày, doanh thu hằng năm ước đạt 317 tỷ đồng.

Xứ đồng trồng hoa màu ở thôn Lương Nông Bắc, xã Đức Thạnh (Mộ Đức).

Xứ đồng trồng hoa màu ở thôn Lương Nông Bắc, xã Đức Thạnh (Mộ Đức).

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn ở xã Đức Lân (Mộ Đức).

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn ở xã Đức Lân (Mộ Đức).

Trên hành trình xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, năm 2023, Mộ Đức có 2 xã Đức Tân và Đức Lợi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Huyện đã có 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đồng thời, thị trấn Mộ Đức đạt chuẩn đô thị văn minh.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lữ Ngọc Bình (phải) và Bí thư Huyện ủy Mộ Đức tham quan gian hàng OCOP huyện Mộ Đức.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lữ Ngọc Bình (phải) và Bí thư Huyện ủy Mộ Đức tham quan gian hàng OCOP huyện Mộ Đức.

Một số sản phẩm OCOP của huyện Mộ Đức.

Một số sản phẩm OCOP của huyện Mộ Đức.

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp, huyện Mộ Đức tập trung thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN). Đến nay, 2 CCN Quán Lát và Thạch Trụ có 28 dự án hoạt động, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hơn 600 lao động; giá trị sản xuất khoảng 475 tỷ đồng, nộp thuế khoảng 19 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đã phê duyệt quy hoạch mở rộng CCN Quán Lát, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các CCN Quán Lát và Thạch Trụ để thu hút thêm các nhà đầu tư; đồng thời tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng CCN An Sơn - Đức Lân và hoàn thiện hồ sơ, trình UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện dự án CCN thị trấn Mộ Đức.

Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo huyện Mộ Đức thực hiện nghi thức khởi công dự án CCN An Sơn - Đức Lân.

Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo huyện Mộ Đức thực hiện nghi thức khởi công dự án CCN An Sơn - Đức Lân.

Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua sắm của người dân, huyện Mộ Đức đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới chợ nông thôn. Cuối năm 2023, nhiều tiểu thương hân hoan chuyển về chợ Đồng Cát mới được xây dựng khang trang. Trong năm qua, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Chợ Thi Phổ kết hợp khu dân cư xã Đức Thạnh, với diện tích 4,7ha, vốn đầu tư 162,8 tỷ đồng. Đây là dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị trên địa bàn huyện.

Bắt nhịp cùng dòng chảy chuyển đổi số, huyện Mộ Đức đã nỗ lực triển khai, thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, huyện Mộ Đức chú trọng thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong cơ quan nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó dịch vụ công trực tuyến cấp huyện đạt trên 62% (tăng 55% so với cuối năm 2022), cấp xã đạt 44% (tăng gần 24% so với cuối năm 2022). Công tác số hóa hồ sơ thủ tục hành chính đạt 52,6%, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện đạt trên 40,4%. Huyện Mộ Đức tập trung xây dựng và sơ kết 8 mô hình chuyển đổi số...

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Mộ Đức tham gia ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân vào tháng 3/2023.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động huyện Mộ Đức tham gia ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân vào tháng 3/2023.

Trong lĩnh vực giáo dục, huyện Mộ Đức tiếp tục đạt nhiều kết quả nổi bật, xếp thứ 2 toàn đoàn đối với học sinh lớp 9 thi các môn văn hóa cấp tỉnh, với 5 giải Nhất, 31 giải Nhì, 30 giải Ba. Tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh, huyện Mộ Đức đoạt 1 giải Nhất, 1 giải Ba. Tại Hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh, Mộ Đức đoạt 3 giải Nhì, 4 giải Khuyến khích, trong đó 3 giải Nhì được chọn tham gia ở Hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức phong phú, đa dạng. Điểm nhấn nổi bật đó là lần đầu tiên, huyện Mộ Đức tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện bằng hình thức sân khấu hóa với 16 đơn vị tham gia. Hội thi là dịp giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử xây dựng, phát triển Đảng bộ huyện qua các thời kỳ.

Hội thi lịch sử Đảng bộ huyện Mộ Đức bằng hình thức sân khấu hóa.

Hội thi lịch sử Đảng bộ huyện Mộ Đức bằng hình thức sân khấu hóa.

Chủ tịch UBND huyện Phạm Ngọc Lân cho biết, năm 2024, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực để tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII đề ra. Chú trọng phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đầu tư kết cấu hạ tầng các CCN, giao thông, thủy lợi và phát triển đô thị. Huy động các nguồn lực đầu tư văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Phấn đấu sớm đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.

Nội dung:

Nội dung:

Trình bày:

Nguồn Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/media/emagazine/202402/emagazine-vua-lua-chuyen-minh-ae83270/