Vua nào trị vì lâu nhất trong lịch sử, 56 năm ngồi trên ngai vàng?

Để giúp dân kêu oan, vị vua này cho đặt trống lớn ở sân. Người dân đánh trống, vua sẽ cho quan giải quyết.

Theo sách “Hỏi đáp về mọi chuyện khoa học xã hội”, năm Nhâm Thìn (1052), vua Lý Thái Tông cho đặt chiếc trống lớn ở sân Rồng rồi ban chiếu cho nhân dân, ai có oan sai gì cứ đến gõ trống, vua sẽ sai quan ra giải quyết. Nếu cần, đích thân vua sẽ xem xét mọi việc. Đây là điển tích đẹp trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Theo sách “Hỏi đáp về mọi chuyện khoa học xã hội”, năm Nhâm Thìn (1052), vua Lý Thái Tông cho đặt chiếc trống lớn ở sân Rồng rồi ban chiếu cho nhân dân, ai có oan sai gì cứ đến gõ trống, vua sẽ sai quan ra giải quyết. Nếu cần, đích thân vua sẽ xem xét mọi việc. Đây là điển tích đẹp trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Dưới thời trị vì của mình, vua Lý Anh Tông lại cho đúc một cái hòm thư lớn đặt trước sân điện, người dân có oan sai gì cứ viết lên giấy, bỏ vào hòm để triều đình xem xét, giải quyết.

Dưới thời trị vì của mình, vua Lý Anh Tông lại cho đúc một cái hòm thư lớn đặt trước sân điện, người dân có oan sai gì cứ viết lên giấy, bỏ vào hòm để triều đình xem xét, giải quyết.

Lý Nhân Tông là vị vua nổi tiếng anh minh của triều Lý, trị vì từ năm 1072 đến 1128. Theo sách “Hỏi đáp về mọi chuyện khoa học xã hội”, năm 1076, vua ban chiếu “cầu lời nói thẳng” với mong muốn nhận được những lời can gián thẳng thắn của đình thần và dân chúng.

Lý Nhân Tông là vị vua nổi tiếng anh minh của triều Lý, trị vì từ năm 1072 đến 1128. Theo sách “Hỏi đáp về mọi chuyện khoa học xã hội”, năm 1076, vua ban chiếu “cầu lời nói thẳng” với mong muốn nhận được những lời can gián thẳng thắn của đình thần và dân chúng.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Cao Tông (1173-1210) là vị vua thứ bảy của triều đại nhà Lý. Lên ngôi khi mới 3 tuổi, trẻ người non dạ, ham chơi vô độ, Lý Cao Tông khiến cho “đất nước suy kiệt, bách tính kêu ca, oán thán". Trước thực trạng đau lòng, Lý Cao Tông nhận ra sai lầm, xuống chiếu xin lỗi nhân dân, hứa sửa chữa lỗi lầm.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Cao Tông (1173-1210) là vị vua thứ bảy của triều đại nhà Lý. Lên ngôi khi mới 3 tuổi, trẻ người non dạ, ham chơi vô độ, Lý Cao Tông khiến cho “đất nước suy kiệt, bách tính kêu ca, oán thán". Trước thực trạng đau lòng, Lý Cao Tông nhận ra sai lầm, xuống chiếu xin lỗi nhân dân, hứa sửa chữa lỗi lầm.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", triều Lý có 2 vua từng đi tu là Lý Huệ Tông và con gái của ông là Lý Chiêu Hoàng (đi tu sau khi đã nhường ngôi cho nhà Trần).

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", triều Lý có 2 vua từng đi tu là Lý Huệ Tông và con gái của ông là Lý Chiêu Hoàng (đi tu sau khi đã nhường ngôi cho nhà Trần).

Theo các tài liệu như "Đại Việt sử lược" và "Đại Việt sử ký toàn thư", chùa Cổ Pháp (Bắc Ninh) là nơi phát tích nhà Lý. Nơi đây, thái tổ Lý Công Uẩn sinh ra, lớn lên, được các nhà sư trong chùa dạy bảo trước khi ra làm quan cho nhà Tiền Lê rồi trở thành hoàng đế nhà Lý.

Theo các tài liệu như "Đại Việt sử lược" và "Đại Việt sử ký toàn thư", chùa Cổ Pháp (Bắc Ninh) là nơi phát tích nhà Lý. Nơi đây, thái tổ Lý Công Uẩn sinh ra, lớn lên, được các nhà sư trong chùa dạy bảo trước khi ra làm quan cho nhà Tiền Lê rồi trở thành hoàng đế nhà Lý.

Ngồi trên ngai vàng trong 56 năm (1072-1128), Lý Nhân Tông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ở ngôi rất lâu, sống khá thọ so với thời bấy giờ (62 tuổi), Lý Nhân Tông không có con nối dõi.

Ngồi trên ngai vàng trong 56 năm (1072-1128), Lý Nhân Tông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ở ngôi rất lâu, sống khá thọ so với thời bấy giờ (62 tuổi), Lý Nhân Tông không có con nối dõi.

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vua-nao-tri-vi-lau-nhat-trong-lich-su-56-nam-ngoi-tren-ngai-vang-1526050.html