Vua tăng Tiger của Đức quốc xã có đáng gờm như đồn đại?

Xe tăng Tiger của Đức Quốc xã được cho là xe tăng nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với lớp giáp dày và khẩu pháo 88 mm có sức công phá rất lớn.

Được thiết kế như một chiếc xe tăng đột phá, để chọc thủng hệ thống phòng thủ của đối phương, và được biên chế cho một số tiểu đoàn xe tăng hạng nặng đặc biệt, xe tăng Tiger I nặng tới 60 tấn, dường như hội tụ tất cả: hỏa lực, giáp dày, tương đương như những xe tăng chủ lực hiện nay.

Được thiết kế như một chiếc xe tăng đột phá, để chọc thủng hệ thống phòng thủ của đối phương, và được biên chế cho một số tiểu đoàn xe tăng hạng nặng đặc biệt, xe tăng Tiger I nặng tới 60 tấn, dường như hội tụ tất cả: hỏa lực, giáp dày, tương đương như những xe tăng chủ lực hiện nay.

Với hình dạng vuông vức và khẩu pháo dài, xe tăng hạng nặng Tiger I có dáng mạo đồ sộ, nhưng vẫn chưa làm các tướng lĩnh và nhà thiết kế vũ khí của Hitler hài lòng, họ cho rằng, khẩu pháo 88 ly chưa thực sự hoàn hảo. Tuy nhiên, kết quả thực chiến lại chứng minh ngược lại, khiến quân đội Đức nhận thấy cần sớm có phiên bản cải tiến của cỗ xe tăng này.

Với hình dạng vuông vức và khẩu pháo dài, xe tăng hạng nặng Tiger I có dáng mạo đồ sộ, nhưng vẫn chưa làm các tướng lĩnh và nhà thiết kế vũ khí của Hitler hài lòng, họ cho rằng, khẩu pháo 88 ly chưa thực sự hoàn hảo. Tuy nhiên, kết quả thực chiến lại chứng minh ngược lại, khiến quân đội Đức nhận thấy cần sớm có phiên bản cải tiến của cỗ xe tăng này.

Xe tăng hạng nặng Tiger II, hoặc King Tiger, với trọng lượng lên tới 75 tấn, lớn hơn người tiền nhiệm của nó. Còn pháo tăng là loại KwK 43 88-mm, có thể bắn thủng giáp 130 mm ở khoảng cách 2 km. Với hai loại xe tăng chủ lực của phe Đồng minh khi đó là Sherman và T-34, thì Tiger II thực sự là cơn “ác mộng”.

Xe tăng hạng nặng Tiger II, hoặc King Tiger, với trọng lượng lên tới 75 tấn, lớn hơn người tiền nhiệm của nó. Còn pháo tăng là loại KwK 43 88-mm, có thể bắn thủng giáp 130 mm ở khoảng cách 2 km. Với hai loại xe tăng chủ lực của phe Đồng minh khi đó là Sherman và T-34, thì Tiger II thực sự là cơn “ác mộng”.

Tiger II cũng có nhiều cải tiến so với Tiger I, đó là sử dụng lớp giáp nghiêng như T-34 của Liên Xô; tháp pháo có thể xoay tròn 360° trong vòng chỉ 19 giây so với Tiger I là 60 giây; cho phép pháo thủ có thể lấy đường ngắm nhanh hơn Tiger I nhiều lần.

Tiger II cũng có nhiều cải tiến so với Tiger I, đó là sử dụng lớp giáp nghiêng như T-34 của Liên Xô; tháp pháo có thể xoay tròn 360° trong vòng chỉ 19 giây so với Tiger I là 60 giây; cho phép pháo thủ có thể lấy đường ngắm nhanh hơn Tiger I nhiều lần.

Mặc dù có trọng lượng “siêu nặng”, nhưng Tiger II có khả năng di chuyển rất tốt, với tốc độ trên đường nhựa có thể đạt 40 km/h, so với Sherman và T-34 là 50 km/h. Không giống như “siêu pháo” Maus của Đức nặng 200 tấn, thậm chí không thể đi qua nhiều cây cầu ở châu Âu, thì King Tiger là một thiết kế khả thi.

Mặc dù có trọng lượng “siêu nặng”, nhưng Tiger II có khả năng di chuyển rất tốt, với tốc độ trên đường nhựa có thể đạt 40 km/h, so với Sherman và T-34 là 50 km/h. Không giống như “siêu pháo” Maus của Đức nặng 200 tấn, thậm chí không thể đi qua nhiều cây cầu ở châu Âu, thì King Tiger là một thiết kế khả thi.

Tuy nhiên do xuất hiện vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, giống như với bất kỳ loại vũ khí tinh vi nào, Tiger II gặp phải các vấn đề về độ tin cậy, khi các nguồn cung nguyên liệu chế tạo xe không được đáp ứng; đặc biệt là do kíp xe được đào tạo kém và thiếu kinh nghiệm của quân đội phát xít Đức thời kỳ cuối chiến tranh.

Tuy nhiên do xuất hiện vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, giống như với bất kỳ loại vũ khí tinh vi nào, Tiger II gặp phải các vấn đề về độ tin cậy, khi các nguồn cung nguyên liệu chế tạo xe không được đáp ứng; đặc biệt là do kíp xe được đào tạo kém và thiếu kinh nghiệm của quân đội phát xít Đức thời kỳ cuối chiến tranh.

Nhưng theo các nhà sử học, giả sử Tiger II được sử dụng bởi những kíp xe được huấn luyện tốt và việc bảo đảm hậu cần thích hợp, thì có khả năng, xe tăng Tiger II sẽ thực sự trở thành “ác mộng” thực sự của phe Đồng minh.

Nhưng theo các nhà sử học, giả sử Tiger II được sử dụng bởi những kíp xe được huấn luyện tốt và việc bảo đảm hậu cần thích hợp, thì có khả năng, xe tăng Tiger II sẽ thực sự trở thành “ác mộng” thực sự của phe Đồng minh.

Vậy Tiger II có thực sự là “Vua tăng” trong thế chiến 2 hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Cũng giống như với tất cả các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, câu trả lời là nó phụ thuộc vào ba yếu tố: hỏa lực, giáp xe và khả năng cơ động; và xét cả trên ba chỉ số, Tiger II tốt hơn mọi đối thủ của nó.

Vậy Tiger II có thực sự là “Vua tăng” trong thế chiến 2 hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Cũng giống như với tất cả các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, câu trả lời là nó phụ thuộc vào ba yếu tố: hỏa lực, giáp xe và khả năng cơ động; và xét cả trên ba chỉ số, Tiger II tốt hơn mọi đối thủ của nó.

Ví dụ chiếc xe tăng M-26 Pershing của Mỹ, nặng 46 tấn, nên về giáp bảo vệ, chắc chắn kém xa Tiger II; nhưng King Tiger đấu với xe tăng hạng nặng IS-2 Stalin của Liên Xô, bên nào sẽ giành phần thắng.

Ví dụ chiếc xe tăng M-26 Pershing của Mỹ, nặng 46 tấn, nên về giáp bảo vệ, chắc chắn kém xa Tiger II; nhưng King Tiger đấu với xe tăng hạng nặng IS-2 Stalin của Liên Xô, bên nào sẽ giành phần thắng.

Mặc dù có đủ loại dữ liệu và ý kiến trái chiều về cuộc đọ sức này, trong cuộc chạm trán giữa IS-2 và King Tigers vào tháng 8/1944, đã phá hủy hoặc làm hư hại 10 xe tăng của hai bên.

Mặc dù có đủ loại dữ liệu và ý kiến trái chiều về cuộc đọ sức này, trong cuộc chạm trán giữa IS-2 và King Tigers vào tháng 8/1944, đã phá hủy hoặc làm hư hại 10 xe tăng của hai bên.

Một khuyết điểm của xe tăng IS-2 đó chính là pháo tăng. Về lý thuyết, pháo tăng 122 mm của xe tăng IS-2 rất mạnh, có thể xuyên thủng giáp Tiger II ở cự ly đến 1.600 mét. Tuy nhiên, trọng lượng đạn nặng, dẫn đến tốc độ bắn chậm và khả năng mang đạn trên xe hạn chế.

Một khuyết điểm của xe tăng IS-2 đó chính là pháo tăng. Về lý thuyết, pháo tăng 122 mm của xe tăng IS-2 rất mạnh, có thể xuyên thủng giáp Tiger II ở cự ly đến 1.600 mét. Tuy nhiên, trọng lượng đạn nặng, dẫn đến tốc độ bắn chậm và khả năng mang đạn trên xe hạn chế.

Tuy nhiên, thống kê đáng chú ý nhất là trong khi Liên Xô sản xuất gần 3.900 chiếc IS-2, thì Đức chỉ chế tạo được 492 chiếc Tiger II. Liên Xô đã chế tạo hơn 108.000 xe tăng, còn Mỹ là 85.000 xe tăng; do vậy, 500 con Chúa Sơn Lâm, dù mạnh đến đâu, cũng không thể thay đổi kết quả.

Tuy nhiên, thống kê đáng chú ý nhất là trong khi Liên Xô sản xuất gần 3.900 chiếc IS-2, thì Đức chỉ chế tạo được 492 chiếc Tiger II. Liên Xô đã chế tạo hơn 108.000 xe tăng, còn Mỹ là 85.000 xe tăng; do vậy, 500 con Chúa Sơn Lâm, dù mạnh đến đâu, cũng không thể thay đổi kết quả.

Nhưng trớ trêu thay, kẻ săn mồi chết người nhất của Tiger II, lại không phải những chiếc xe tăng khác, mà lại là máy bay ném bom Lancaster của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Quân đội Đức đã đặt hàng 1.500 chiếc Tiger II, nhưng do RAF không kích vào các nhà máy của nhà sản xuất Tiger II, nên Henschel đã phải cắt giảm sản lượng.

Nhưng trớ trêu thay, kẻ săn mồi chết người nhất của Tiger II, lại không phải những chiếc xe tăng khác, mà lại là máy bay ném bom Lancaster của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Quân đội Đức đã đặt hàng 1.500 chiếc Tiger II, nhưng do RAF không kích vào các nhà máy của nhà sản xuất Tiger II, nên Henschel đã phải cắt giảm sản lượng.

Trọng lượng nặng quá cũng là một “cái tội” của Tiger II, khi Tiger II xuất hiện ở mặt trận Normandy vào tháng 7/1944, Đức khi đó đã ở thế phòng thủ. Những chiếc xe tăng lớn như King Tiger tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, và khi chúng bị sa lầy, phương tiện duy nhất có thể kéo một chiếc Tiger bị hư hỏng là một chiếc Tiger khác.

Trọng lượng nặng quá cũng là một “cái tội” của Tiger II, khi Tiger II xuất hiện ở mặt trận Normandy vào tháng 7/1944, Đức khi đó đã ở thế phòng thủ. Những chiếc xe tăng lớn như King Tiger tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, và khi chúng bị sa lầy, phương tiện duy nhất có thể kéo một chiếc Tiger bị hư hỏng là một chiếc Tiger khác.

Khi quân đội Đức rút lui ở phía Đông và phía Tây, nhiều Vua tăng đã bị bỏ rơi, hoặc bị phá hủy bởi chính quân đội Đức quốc xã; vì vậy, tương lai của những chiếc xe tăng hạng nặng như King Tiger đã đi vào ngõ cụt.

Khi quân đội Đức rút lui ở phía Đông và phía Tây, nhiều Vua tăng đã bị bỏ rơi, hoặc bị phá hủy bởi chính quân đội Đức quốc xã; vì vậy, tương lai của những chiếc xe tăng hạng nặng như King Tiger đã đi vào ngõ cụt.

Sau năm 1945, các quốc gia chuyển sang chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực, có đủ hỏa lực và giáp để chọc thủng hệ thống phòng thủ của đối phương, giống như xe tăng hạng nặng; đồng thời đủ khả năng cơ động để làm các mũi đột phá như xe tăng hạng trung và hạng nhẹ; tiêu biểu như M-48 của Mỹ hoặc T-54 của Liên Xô và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sau năm 1945, các quốc gia chuyển sang chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực, có đủ hỏa lực và giáp để chọc thủng hệ thống phòng thủ của đối phương, giống như xe tăng hạng nặng; đồng thời đủ khả năng cơ động để làm các mũi đột phá như xe tăng hạng trung và hạng nhẹ; tiêu biểu như M-48 của Mỹ hoặc T-54 của Liên Xô và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những thước phim hiếm hoi về "đàn hổ chúa" King Tiger do Đức quốc xã chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vua-tang-tiger-cua-duc-quoc-xa-co-dang-gom-nhu-don-dai-1501075.html