Vùng đất danh hương, khoa bảng, đất trăm nghề Thường Tín: Nơi miền quê đáng sống

Huyện Thường Tín không chỉ nổi danh là vùng đất danh hương giàu truyền thống lịch sử mà còn là vùng 'đất trăm nghề' với dấu ấn văn hóa đậm nét. Phát huy nội lực vốn có, người dân huyện Thường Tín đang từng ngày nỗ lực xây dựng phát triển quê hương trong thời kỳ mới.

Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cùng lãnh đạo TP Hà Nội, huyện Thường Tín chụp ảnh lưu niệm tại công trình Văn từ Thượng phúc năm 2023

Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cùng lãnh đạo TP Hà Nội, huyện Thường Tín chụp ảnh lưu niệm tại công trình Văn từ Thượng phúc năm 2023

Thành công từ sự quyết tâm

Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh chia sẻ, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954 - 28/8/2024). Trong những ngày này cũng như thời gian tới, Thường Tín đã, đang tổ chức nhiều hoạt động để cán bộ và Nhân dân luôn nhớ đến dốc mốc lịch sử trọng đại này.

Trong xây dựng NTM ở bối cảnh đô thị hóa diễn ra với tốc độ “chóng mặt” và những xu thế phát triển mới như nông nghiệp đô thị, công nghiệp văn hóa, đặt ra đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng của cán bộ và người dân. Xác định thách thức cũng là cơ hội, huyện Thường Tín đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM, qua đó gặt hái được nhiều kết quả.

Về Thường Tín những ngày tháng 8 mùa Thu lịch sử, những con đường nhựa và bê tông hóa ở các xã: Hồng Vân, Duyên Thái, Nguyễn Trãi, Văn Bình…, những ngôi nhà khang trang, những con đường thẳng tắp với hàng cây xanh, đường hoa rực rỡ sắc màu sắc màu đã cho chúng ta thấy sự đổi thay từ chương trình xây dựng NTM nơi đây.

Lãnh đạo huyện Thường Tín quảng bá sản phẩm lược sừng của làng nghề truyền thống trên địa bàn

Lãnh đạo huyện Thường Tín quảng bá sản phẩm lược sừng của làng nghề truyền thống trên địa bàn

Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh khẳng định, xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, qua đó sẽ giúp giữ gìn bản sắc, bảo vệ môi trường nên huyện Thường Tín đã tập trung nguồn lực đầu tư theo hướng hiện đại hóa nông thôn, nông thôn xanh bền vững. Trong đó, hạ tầng giao thông là đòn bẩy cho phát triển toàn diện trên các mặt lĩnh vực, từ năm 2020 đến nay, huyện đã huy động nhiều nguồn lực để xây mới, nâng cấp, cải tạo hàng loạt tuyến đường giao thông nông thôn. Đường liên xã, liên thôn, xóm được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; đường giao thông nội đồng được bê tông hóa, cứng hóa 100%.

Không chỉ có hạ tầng giao thông, các vùng kinh tế từng bước được quy hoạch từ làng nghề đến vùng đất bãi, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt trên 1.000 tỉ đồng, tăng 4,0 % so với năm 2023. Đến nay toàn huyện cơ bản không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 74 triệu đồng/người/năm.

Khu vực trung tâm thị trấn Thường Tín hôm nay.

Khu vực trung tâm thị trấn Thường Tín hôm nay.

Để văn hóa là nền tảng, là động lực phát triển, huyện Thường Tín đã tập trung các nguồn lực để “đánh thức” tiềm năng của miền đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề; gắn gìn giữ, bảo tồn với phát huy, phát triển, nhất là xây dựng các điểm du lịch thu hút du khách, thúc đẩy phát triển kinh tế, tiêu biểu là điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân cùng một số di tích lịch sử.

Đến nay, huyện đạt 9/9 tiêu chí chuẩn NTM như: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi và phòng, chống thiên tai, điện, y tế - văn hóa giáo dục, kinh tế, môi trường, chất lượng môi trường sống... Huyện Thường Tín đã có 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và thị trấn Thường Tín đạt chuẩn văn minh đô thị. Huyện đăng ký với TP hoàn thành NTM nâng cao năm 2024

Phát huy tiềm năng vùng đất “trăm nghề”

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản, hơn 13 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay huyện Thường Tín đã đạt và vượt mục tiêu đề ra trước 1 năm, tạo ra bức tranh NTM nâng cao, kiểu mẫu, nông thôn của TP với những khởi sắc.

Nhà truyền thống Thư viện huyện Thường Tín vừa được hoàn thành đầu tư xây dựng mới

Nhà truyền thống Thư viện huyện Thường Tín vừa được hoàn thành đầu tư xây dựng mới

Từ sự nỗ lực, Thường Tín tiếp tục đặt ra những mục tiêu mới với quyết tâm cao, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại và môi trường sinh thái trong lành, đặc trưng bản sắc văn hóa làng quê. Qua đó không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Phát huy nguồn lực của vùng “đất trăm nghề” trong bối cảnh phát triển mới, Thường Tín sẽ tập trung thúc đẩy Chương trình OCOP, mở hướng đi mới cho các sản phẩm làng nghề; đồng thời phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ theo chuỗi giá trị. Đồng thời, duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM nâng cao của 17 xã, xây dựng kế hoạch, lộ trình xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; tổ chức đánh giá, rà soát, đối chiếu tiêu chí NTM nâng cao với 11 xã còn lại. Trên con đường xây dựng NTM “không có điểm dừng” còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân.

Du khách tham quan đền thờ Nguyễn Trãi, xã Nhị Khê

Du khách tham quan đền thờ Nguyễn Trãi, xã Nhị Khê

Trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Thường Tín là triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối Đông - Tây, kết nối quận huyện ở liền kề để kết nối các vùng, phát triển sản xuất theo quy hoạch chung TP đã phê duyệt. Thường Tín mong muốn và đang đề xuất TP quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng hoặc đầu tư xây dựng mới các tuyến giao thông.

Để thu hút các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, huyện Thường Tín tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh nhấn mạnh, để song hành cùng xu thế phát triển chung, huyện Thường Tín sẽ tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số đặt nền tảng mới cho công tác quản lý và phát triển kinh tế số trên toàn địa bàn.

Khu di tích lịch sử chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi ngày càng được nhiều du khách biết đến

Khu di tích lịch sử chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi ngày càng được nhiều du khách biết đến

Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Là vùng “đất danh hương”, huyện Thường Tín có thế mạnh riêng để phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch tâm linh, thúc đẩy kinh tế du lịch làng nghề bền vững tạo thành chuỗi du lịch thu hút khách tham quan, mua sắm hàng hóa. Thời gian tới, cùng với việc duy trì, nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao xây dựng gia đình, dòng họ, thôn, TDP, cơ quan, đơn vị văn hóa, Thường Tín sẽ sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục đồng bộ của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, tạo lập cơ sở mới cho hoạt động văn hóa, thể thao của người dân.

Công Tâm

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/vung-dat-danh-huong-khoa-bang-dat-tram-nghe-thuong-tin-noi-mien-que-dang-song.html