Vùng nào vốn không có biển chuẩn bị 'sở hữu' bãi cát đen nổi tiếng?
Bãi cát đen trải dài khoảng 7km, cùng với đó là vị trí du lịch thuận lợi có thể thúc đẩy và phát triển nền kinh tế trong vùng.
1. Tỉnh nào vốn 3 không (không rừng, không núi, không biển), sau khi sáp nhập sẽ sở hữu loạt bãi biển nổi tiếng như Cồn Vành, Cồn Đen, Quang Lang,...?

A. Ninh Bình
0%
B. Hưng Yên
0%
C. Hà Nam
0%
Chính xác
Tỉnh Hưng Yên trước đây là đơn vị hành chính duy nhất của Việt Nam không có cả rừng, núi và biển. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập với Thái Bình, Hưng Yên sẽ có những bãi biển nổi tiếng như Cồn Vành, Cồn Đen, Đồng Châu, Diêm Điền, Quang Lang,...
Ảnh: Bãi biển "vô cực" Quang Lang hiện thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (nguồn: Lê Thanh Hà)
2. Vùng đất nào là quê hương của "biển" nước ngọt, sau sáp nhập có thêm biển nước mặn?

A. Gia Lai
0%
B. Kon Tum
0%
C. Đắk Lắk
0%
Chính xác
Biển Hồ (hay T’nưng) là một hồ nước ngọt nằm cách TP Pleiku khoảng 7km về phía Tây Bắc, thuộc quần thể Khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya nổi tiếng của Gia Lai.
Sau khi sáp nhập với Bình Định theo dự kiến, Gia Lai sẽ có thêm loạt biển nước mặn ấn tượng mà trước đây chỉ thuộc "vùng đất võ" như biển Kỳ Co, bãi Hoàng Hậu (Ghềnh Ráng), Vũng Bồi,...
Ảnh: Bãi Kỳ Co - Eo Gió ở Bình Định (nguồn: Du lịch Bình Định)
3. Nơi nào vốn không có biển chuẩn bị "sở hữu" bãi cát đen Tân Thành nổi tiếng?

A. Vĩnh Long
0%
B. Hậu Giang
0%
C. Đồng Tháp
0%
Chính xác
Theo kế hoạch, "đất sen hồng" Đồng Tháp sẽ sáp nhập với tỉnh Tiền Giang. Vốn là một tỉnh không có biển, song sau quá trình hợp nhất các đơn vị hành chính, Đồng Tháp sẽ sở hữu bãi cát đen Tân Thành (Gò Công) nổi tiếng.
Biển Tân Thành gây ấn tượng với du khách bởi bãi cát đen trải dài khoảng 7km, cùng với đó là vị trí du lịch thuận lợi có thể thúc đẩy và phát triển nền kinh tế trong vùng.
Ảnh: Bãi biển Tân Thành (nguồn: Traveloka)