Vườn Quốc gia Cúc Phương mái nhà lý tưởng cho động vật hoang dã

Vườn Quốc gia Cúc Phương là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, sự đa dạng về hệ sinh thái động thực vật. Nơi đây còn giữ được vẻ hoang sơ vốn có, môi trường lý tưởng cho động vật hoang dã phát triển.

Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa với diện tích 22.408ha. Được thành lập ngày 7/7/1962 theo quyết định 72-TTg của Thủ tướng chính phủ, Cúc Phương đã trở thành Vườn Quốc Gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.

Môi trường lý tưởng cho động vật hoang dã phát triển

Môi trường lý tưởng cho động vật hoang dã phát triển

Rừng Cúc Phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Tuy diện tích nhỏ thua 1.500 diện tích cả nước nhưng đã phát hiện được 2.234 loài thực vật, chiếm 17,27 % trong tổng số loài thực vật của Việt Nam.

Khu hệ động vật Cúc phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có 135 loài thú, 336 loài chim, 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá và gần 2000 loài côn trùng. Trong các loài thú ở Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm, như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa… và nhiều loài đặc hữu như sóc bụng đỏ, các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vượn.

Nhiều loài nguy cấp được cứu hộ

Nhiều loài nguy cấp được cứu hộ

Với hệ động vật phong phú, Vườn Quốc Gia Cúc Phương được biết đến như mái nhà chung của nhiều loài quý hiếm và đặc hữu như sóc bụng đỏ, các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vượn.

Đặc biệt, ở Cúc Phương có một loài thú linh quý hiếm, không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới ngoài Việt Nam, đó là loài Voọc mông trắng. Chính vì vậy, loài voọc này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc Gia Cúc Phương.

Hệ sinh thái được cân bằng

Hệ sinh thái được cân bằng

Môi trường lý tưởng cho động vật hoang dã, nên chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2024, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã chăm sóc, cứu hộ và bảo tồn 2.988 con động vật hoang dã của 74 loài; thực hiện tái thả 9 đợt với 102 con động vật hoang dã của 10 loài. Nhiều con động vật hoang dã tái thả về môi trường tự nhiên có tên trong sách Đỏ...

Các con động vật hoang dã được chăm sóc, cứu hộ như: Nai, công má vàng, các loài rùa cạn và rùa nước ngọt, các loài vượn, voọc, cu li, khỉ, một số loài thú, tê tê,…Trong đó, có cả loài động vật rừng cực kỳ quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN.

Động vật hoang dã có môi trường để phát triển

Động vật hoang dã có môi trường để phát triển

Bên cạnh đó, kể từ đầu năm đến ngày 31/5/2024, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương) đã tiếp nhận, cứu hộ 45 đợt với 189 con động vật hoang dã, của 34 loài.

Đặc biệt, đã cho sinh sản được 203 con động vật hoang dã của 10 loài. Cũng như thực hiện tái thả 9 đợt với 102 con động vật hoang dã sau cứu hộ, bảo tồn về tự nhiên.

Công tác chăm sóc, bảo vệ động vật hoang dã được chú trọng

Công tác chăm sóc, bảo vệ động vật hoang dã được chú trọng

Chính việc đưa động vật hoang dã trở lại môi trường tự nhiên đã đảm bảo hệ sinh thái phát triển bền vững. Đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội, cứu nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Được biết, trong năm 2023, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Cúc Phương) đã tiếp nhận 144 đợt, với 599 cá thể của 48 loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, cho sinh sản 291 cá thể mới của 26 loài. Tái thả 28 đợt với 306 cá thể của 23 loài.

Thanh Phương

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/vuon-quoc-gia-cuc-phuong-mai-nha-ly-tuong-cho-dong-vat-hoang-da-436244.html